Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Sách Lịch Sử & Chính Trị : Mặt Trận Lê Quốc Túy


TỔ QUỐC VIỆT NAM TỰ DO
TRI ƠN
Kính Tưởng Đến Những Thanh Niên Nước Việt, Những Người Con Trung Hiếu
Đã Hy Sinh Cuộc Đời Và Mạng Sống Cao Quí
Vì Lý Tưởng Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền Cho Dân Tộc Việt Nam!!!

Huân Chương Truman-Reagan 2007 được trao tặng cho
Anh Hùng Trần Văn Bá.
Trần Văn Tòng, anh ruột Trần Văn Bá, thay mặt nhận giải
Huân chương lấy tên hai vị tổng thống Hoa Kỳ là Reagan và Truman để dành cho những nhân vật trên thế giới có thành tích suốt đời đấu tranh
 cho lý tưởng tự do và đối đầu với các chế độ độc tài.
Lễ trao huân chương là một trong những nghi thức hàng năm của quỹ tưởng niệm nạn nhân cộng sản tại Washington DC mà tổng thống Bush là chủ tịch danh dự.
Năm nay, lễ được tổ chức tại tòa đại sứ Hungary.
Hình và chú thích trích từ:

Nghiên Cứu Lịch Sử
Để Hành Động Hôm Nay!!!

Mặt Trận Thống Nhất
Các Lực Lượng Yêu Nước
Giải Phóng Việt Nam
Bản Hùng Ca Tranh Đấu Chống Độc Tài Cộng Sản
Của Anh Hùng Trần Văn Bá Cùng Các Kháng Chiến Quân !!!

Tác Giả Phạm Hoàng Tùng

I/ Lời Nói Đầu
II/ Cuộc Đời Của Những Vị Lãnh Đạo Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam
III/ Cơ Cấu Lãnh Đạo Mặt Trận         
IV/ Hoạt Động Của Tổ Chức Tranh Đấu Vì Tự Do Cho Việt Nam
V/ Phiên Tòa Bịp Bợm
VI/ Diễn Biến Phiên Tòa Lịch Sử Xét Xử Các Kháng Chiến Quân Mặt Trận
VII/ Danh Sách 21 Kháng Chiến Quân Bị Cộng Sản Xử Trong Phiên Tòa Bịp Bợm
VIII/ Phản Ứng Của Quốc Tế Sau Phiên Tòa
IX/ Ba Nhân Vật Lãnh Đạo Bị Cộng Sản Tử Hình Và Đi Vào Lịch Sử Ngàn Năm
X/ Bậc Anh Hùng Trung Nghĩa Với Quốc Gia: Ông Trương Văn Sương
XI/ Nghiên Cứu Tổng Quát Chiến Lược Đánh Đổ Chế Độ Bạo Quyền Cộng Sản Độc Tài Toàn Trị Của Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam
XII/ Phần Nhận Định Về Chiến Lược Của Mặt Trận Lê Quốc Túy
XIII/ Dựng Lại Bối Cảnh Lịch Sử & Cuộc Xâm Nhập Và Đổ Bộ Lớn Nhất Vào Lãnh Thổ - Lãnh Hải Việt Cộng Tính Từ Khi Độc Tài Cộng Sản Cưỡng Chiếm Miền Nam Tự Do & Anh Hùng Kháng Chiến Quân Nguyễn Văn Thanh Vì Nước Quên Mình
XIV/ Phần Nhận Định Về Kế Hoạch Tổ Chức Xâm Nhập – Đổ Bộ
XV/ Lời Kết
          - & -
I/ Lời Nói Đầu

Ngay sau khi chế độ độc tài Cộng Sản chuyên chế toàn trị do Hồ Chí Minh dựng lên, dùng bạo lực quân sự với sự thêm hơi tiếp sức của ngoại bang để cưỡng chiếm Miền Nam tự do thân yêu, thì đã có nhiều tổ chức yêu nước tự võ trang đứng dậy quyết liệt chống lại guồng máy chiếm đóng tàn bạo.

Tổ chức tranh đấu có danh xưng Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Miền Nam Việt Nam, sau đổi lại thành Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam được coi như là một tổ chức đầu tiên thực hiện nhiều cuộc xâm nhập bằng đường bộ từ Thái qua Cam Bốt rồi đi vào Việt Nam, hay đổ bộ vào bờ biển Việt Nam với điểm xuất phát là các tỉnh bờ biển của miền Nam Thái.

Đây được coi là tổ chức khai phá đường lối đấu tranh quân sự có kết hợp với nhiều tổ chức chính trị quân sự trong nước và hải ngoại mang quyết tâm và lòng hy sinh cao quí là phải đánh đổ chế độ tay sai bán nước do Hồ Chính Minh và tập đoàn đầu sỏ đảng như Lê Duẫn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Đỗ Mười, Lê Đức Thọ…đã và đang thao túng, tàn phá nặng nề tổ quốc Việt Nam về dân khí và tài nguyên vật chất.

Trong thời kỳ dân tộc chúng ta kiên cường kháng Pháp để giành lại nền độc lập và sự tồn tại cho giống nòi Việt, rất nhiều gương ái quốc, trung nghĩa được người đời truyền miệng, và sử sách ghi lại cho con cháu đời nay hiểu biết tường tận. Như các vị Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học, Phan Đình Phùng, Trần Quí Cáp…..cũng như nhiều tổ chức chính trị, ái quốc.

Chính vì thế, giòng sử tranh đấu bất khuất chống lại độc tài Cộng Sản sau ngày 30/4/1.975 lại càng phải được ghi chép lưu lại để người đời nay và sau này hiểu biết được sự hy sinh cao quí của lớp người đi trước là quyết chí dấn thân để giành lại tự do cho dân Việt, và nhất là để giống nòi Việt chúng ta không bị diệt vong bởi hành động cùng trí óc ngu si của bọn cầm đầu Đảng Cộng Sản do Hồ Chí Minh đào tạo nên.

Đã hơn 35 năm qua, tính từ ngày cuộc khởi nghĩa hùng tráng kiên cường của Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam. Tuy nhiên, có rất hiếm, nếu không muốn nói là không có, những tài liệu, bài viết, hồi ký, đời hoạt động của những người trong cuộc, bao gồm giới lãnh đạo và các anh em kháng chiến quân kể về các hoạt động trong các khu chiến bên Thái Lan và hoạt động xâm nhập, đổ bộ hay cuộc sống lao tù Cộng Sản.

Nhiều năm sau khi diễn ra phiên xử cấp lãnh đạo và anh em kháng chiến quân vào tháng 12/1.984 tại tòa nhà Quốc Hội cũ của VNCH, thì có một số websites hải ngoại viết về cái chết anh hùng của ông Trần Văn Bá, hoặc tưởng niệm và vinh danh Anh Hùng Trần Văn Bá cùng các kháng chiến quân. Các trang mạng này cũng đăng nhiều hình ảnh của khu chiến, kháng chiến quân, phiên tòa.

Phía độc tài Cộng Sản thì chúng có nhiều thông tin vì thu thập được qua lời khai của nhiều người trong tổ chức, cũng như các kế hoạch chúng đã thực hiện để đánh phủ đầu các đợt xâm nhập, đổ bộ. Sau đó, với ý định tuyên truyền láo xạo, chúng đã biên soạn các lời khai này thành các tài liệu nói xấu tổ chức Mặt Trận Lê Quốc Túy theo quan điểm chính trị của độc tài toàn trị. Xem xét tổng quát ở hai phía ta và địch, tôi chưa thấy có tài liệu viết về Mặt Trận này với các hoạt động ở hải ngoại, ở Thái, các đợt xâm nhập, để bạn đọc có cái nhìn tương đối toàn diện về hoạt động cứu quốc trong giai đoạn lịch sử đen tối này.

Cá nhân tôi, không thuộc tổ chức Lê Quốc Túy, nhưng do có kinh nghiệm sống ở vùng biên giới Thái Lan – Lào, và tôi cũng đã trải qua khổ nạn trong cuộc xâm nhập biên giới Việt Nam vào tháng 7 năm 1.987. Khi ở tù Cộng Sản, tôi may mắn được làm bạn với nhiều kháng chiến quân thuộc Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam, thế nên hiểu được tâm tư anh em khi sống trong lao tù, biết được hoạt động của anh em khi ở bên Thái, có nghe anh em kể về các chuyến xâm nhập vào Việt Nam.

Vì thể, sau khi đọc qua nhiều tài liệu của hai phía, chắt gạn lọc lại để tìm ra một bối cảnh trung thực, nhằm biên soạn tài liệu này để cung cấp cho bạn đọc hiểu được phần nào con đường chông gai mà những người yêu nước đã kinh qua, đã hy sinh cuộc đời và tính mạng để cứu nước khỏi bị diệt vong bởi Hồ Chí Minh và đảng cướp Việt Cộng.

Việc làm của cá nhân tôi cũng mong ước được chia xẻ với những gian khổ mà anh em kháng chiến quân thuộc Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam hiện nay còn sống tại Việt Nam đã cống hiến đời trai cho lý tưởng tự do của quốc gia Việt Nam thân yêu. Hy vọng tài liệu nhỏ này sẽ đóng góp một phần vào chương sử tranh đấu bất khuất chống độc tài toàn trị của Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam. Ngoài các phần do tôi viết, trong tài liệu có bề dầy bằng quyển sách 89 trang, có các phần từ V đến IX được trích dẫn lại từ các website liên quan đến Anh Hùng Trần Văn Bá.

Tài liệu này được biên soạn là do chủ định của cá nhân tôi, mang mục đích vì tự do và dân chủ, và không có sự bàn thảo hay hợp tác với bất cứ cá nhân hay tổ chức nào. Các hình ảnh, dữ kiện có trong tài liệu là do tôi bỏ công sưu tầm, tổng hợp từ trên mạng internet, đó là nguồn thông tin công khai đã được phát tán tự do, tôi có chú thích về nguồn dẫn.

Kính bút - Giữa tháng 11/2.017   
Phạm Hoàng Tùng.

II/ Cuộc Đời Của Những Vị Lãnh Đạo Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam

1/ Ông Lê Quốc Túy:

Ông Lê Quốc Túy sinh ngày 1/1/1.934 tại An Bình - Hồng Ngự - tỉnh Đồng Tháp. Thuở nhỏ, các bậc sinh thành cho ông đi học tại trường Tiểu Học Hồng Ngự, và rồi chuyển qua tỉnh An Giang để học tiếp.

Tỉnh An Giang năm 2.017 gồm có Châu Đốc và Long Xuyên. An Giang là tỉnh xưa của lục tỉnh Nam Bộ thời triều đình Nguyễn. Thời ông Túy học tiểu học là thời Việt Nam thuộc Pháp, đã bỏ tỉnh An Giang, và chia An Giang ra thành nhiều tỉnh, trong đó có tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên. Như thế, có thể suy ra rằng, ông Túy học hết bậc tiểu học tại Châu Đốc hoặc Long Xuyên vì hai nơi này đông đúc, trù phú và gần Hồng Ngự hơn các nơi khác.

Huyện Hồng Ngự ở gần biên giới Cam Bốt. Ngày nay thuộc tỉnh Đồng Tháp. Thị xã Hồng Ngự ngày nay vốn thuộc huyện Hồng Ngự. Hồng Ngự vào thế kỷ 19 có tên là Hùng Ngụ, sau cư dân đọc sửa lại thành Hồng Ngự. Hồng Ngự thời Pháp và Việt Nam Cộng Hòa thuộc tỉnh Châu Đốc, và Kiến Phong. Đến thời Cộng Sản thì thuộc tỉnh Đồng Tháp, giáp với tỉnh Prey Veng của Cam Bốt.

Sau khi học xong bậc tiểu học, gia đình cho ông Túy lên Sài Gòn để vào trường Trung Học Petrus Ký danh tiếng tiếp tục việc học.

Năm 1.950, ông Túy thi đậu Tú Tài I. Lớp học này tương đương với lớp 11 hiện nay. Phải thi đậu Tú Tài II thì mới được vào bậc đại học.

Năm 1.953, ông Túy gia nhập ngành không quân của Pháp.

Năm 1.954, ông Túy được đưa đi Maroc ở Phi Châu để nhận sự đào tạo chuyên ngành phi công. Maroc lúc đó cũng là một quốc gia thuộc Pháp. Sau đó, ông ở lại Pháp để phục vụ trong lực lượng không quân.

Đầu năm 1.956, ông Túy trở về Việt Nam và công tác tại Đệ Nhất Phi Đoàn Vận Tải Số 3 ở phi trường Tân Sơn Nhất – Sài Gòn.

Gần giữa năm 1.958, ông Túy giải ngũ và chuyển qua làm việc tại Nha Hàng Không Dân Sự. Lúc này Miền Nam đang sống dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa do Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo.

Cuối năm 1.958, ông Túy cùng vợ và hai con đi Pháp sống. Tại Pháp, ông tiếp tục học bậc đại học và tốt nghiệp ngành kỹ sư hóa học.

Cuối năm 1.963, ông Túy có làm việc cho cơ quan Liên Hiệp Quốc tại Phnom Penh (Nam Vang) Kampuchea cho đến hết năm 1.966. Cần ghi nhớ rằng thủ đô Phnom Penh lúc đó không đông dân, và đã có người Việt sinh sống. Lúc này, Cam Bốt hay Kampuchea dưới thời  ông Hoàng Norodom Shihanouk. Và khi ông Phạm Công Tắc, Đức Hộ Pháp của Cao Đài Giáo, vì không đồng ý đường lối chính trị của Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên có tìm đường tới Phnom Penh tỵ nạn vào tháng 2/1.956, và mất tại Phnom Penh ngày 17/5/1.959 hưởng thọ 70 tuổi.

Đi theo ông Phạm Công Tắc có nhiều vị giữ các trách nhiệm lãnh đạo tinh thần của đạo Cao Đài, trong đó có ông Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa cùng người con trai cả là ông Hồ Thái Bạch. Những vị này cư ngụ tại thánh thất Cao Đài ở Phnom Penh nhiều năm sau khi ông Phạm Công Tắc qua đời. Năm 2.001, tôi - Phạm Hoàng Tùng -  có đến viếng thăm ngôi thánh thất này và thắp nhang kính tưởng trước di cốt Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc.

Có thể, khi làm việc tại Phnom Penh, ông Lê Quốc Túy đã xây dựng mối quan hệ tốt với ông Hồ Tấn Khoa. Và sau này, khi Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam được thành lập vào tháng 10/1.975 tại Đồng Tháp thì chính ông Hồ Tấn Khoa đảm nhiệm vị trí Chủ Tịch Quốc Nội.

Thời gian sống lưu vong ở Pháp, ông Lê Quốc Túy có quen biết với ông Trần Văn Hữu, nguyên là Thủ Tướng của Quốc Gia Việt Nam vào đầu thập niên 1.950 dưới quyền của Hoàng Đế Bảo Đại.

Vào khi Miền Nam tự do thân yêu của người Việt chúng ta sắp rơi vào nanh vuốt của quái thú Cộng Sản thì ông Túy có về Miền Nam.

Cá nhân tôi trích đoạn phỏng vấn sau đây vào năm 1.984 giữa nhà báo Chữ Bá Anh và ông Lê Quốc Túy để bạn đọc biết rõ về hoạt động trong thời gian này:


Tóm Lược Các Cuộc Phỏng Vấn Báo Chí Và Tiếp Xúc Với Đồng Bào Việt Nam
Của Ông Lê Quốc Túy
Chủ Tịch Hội Đồng Ngoại Vận
Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng
Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam

Cuộc Phỏng Vấn Của Ký Giả Chữ Bá Anh Đại Diện Hoa Thịnh Đốn Việt Báo –
*
*   *


Hỏi : Thưa Ông, xin tự giới thiệu chúng tôi là Chữ Bá Anh, Chủ Bút Bản Tin Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ. Trước hết xin cám ơn ông đã dành cho chúng tôi cái hân hạnh là người đầu tiên phỏng vấn ông sau vụ CS xử một số cán bộ trong MTTNCLLYNGPVN. Trước hết, thưa ông, có phải MTTNCLLYNGPVN được thành lập vào tháng 10 năm 1975 trong một cuộc họp tại vùng đồng bằng Nam bộ không ?

Trả lời : Vâng đúng. Đường lối hoạt động và chánh sách đối ngoại của MTTNCLLYNGPVN đã được công khai trình bày trong cuộc họp báo quốc tế tại Paris ngày 17 tháng 2 năm 1976. Mặt trận đã đưa ra những nhận định về sự phỉnh gạt và chà đạp nhân dân Việt Nam của bạo quyền CS Hà Nội và kêu gọi toàn dân ở quốc nội cũng như quốc ngoại tích cực ủng hộ các cuộc kháng chiến chống CS Việt Nam.

Hỏi : Ông có thể cho biết qua một vài nét về các hoạt động của ông trong quá khứ ?

Trả lời : Tôi sang Pháp vào năm 1954 trở về Saigon làm việc đến năm 1958 vì bất đồng quan điểm chính trị nên tôi xin ra khỏi ngành Không Quân và trở lại Paris cho đến ngày cuối cùng gần mất miền Nam tôi mới có dịp trở về lại Saigon và kẹt lại gần 6 tháng sau mới ra khỏi Việt Nam .

Hỏi : Theo dư luận Saigon, thì việc trở lại miền Nam vào tháng 3 năm 1975 của ông là để dàn xếp với Chính phủ Nguyễn văn Thiệu để đưa cựu Thủ Tướng Trần văn Hữu về làm Thủ Tướng hầu giải quyết tình trạng đen tối của miền Nam lúc bấy giờ. Những nhân vật tiếp tay với ông lúc đó có ông Nguyễn văn Kiểu, Đề Đốc Chung tấn Cang ?

Trả lời : Thực sự không phải như vậy. Lúc bấy giờ một số Dân Biểu và Nghị Sĩ Hoa Kỳ trong Quốc Hội Mỹ đồng ý về giải pháp Trần văn Hữu, nên tôi và ông Mai văn Hạnh đã đưa cụ Trần văn Hữu sang Hoa Kỳ tiếp xúc với Lập Pháp Mỹ. Nhưng kế hoạch không thành là vì bị Chính phủ Pháp phá. Sau đó tôi và ông Mai văn Hạnh trở về Việt Nam để hợp tác với các lực lượng trong nước nhất là các tôn giáo để thành lập Mặt Trận Kháng Chiến chống Cộng tại quốc nội. Ông Mai văn Hạnh rời Việt Nam trước tôi một tháng. Đến gần tháng 12- 1975 tôi mới ra khỏi nước.

Hỏi : Theo cáo trạng của Tòa Saigon thì ông là Chủ Tịch Mặt Trận và ông Mai văn Hạnh cũng là Chủ Tịch Mặt Trận ?

Trả lời : Điều đó có sự lầm lẫn. Ông Mai văn Hạnh và tôi đều là Ủy Viên Trung Ương của MTTNCLLYNGPVN, tôi đảm nhiệm chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Ngoại Vận còn ông Mai văn Hạnh giữ vai Cố Vấn. Còn vị Chủ Tịch Hội Đồng Lãnh Đạo Mặt Trận là một vị hiện đang ở trong nước. Vì vấn đề an ninh cơ mật nên chúng tôi xin ông vui lòng miễn cho việc tiết lộ trong lúc nầy. Người thật sự nắm quyền lãnh đạo công cuộc kháng chiến nằm trong nước từ trước năm 1975 và đang tiếp tục hoạt động. Còn tôi chỉ là Chủ Tịch của một cơ cấu lo các công tác ngoại vận ở nước ngoài.
…..
……
………

Để kết lại phần tiểu sử của nhà lãnh đạo Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam, chúng ta nhận thấy rằng thời điểm ông Túy sinh ra và lớn lên là lúc Việt Nam chúng ta đang bị thực dân Pháp cai trị, và mầm mống độc tài Cộng Sản đang len lỏi vào xã hội Việt Nam như một loại độc dược nguy hiểm chỉ chờ cơ hội là trào tuông nọc độc tàn phá thân thể dân tộc Việt.

Thực dân Pháp là ngoại bang, ngoại nhân, vì tham vọng về lãnh thổ và lợi dụng sự vượt trội về kỹ thuật quân sự nên xâm lăng rồi đè đầu cỡi cổ dân tộc chúng ta. Còn Cộng Sản là tư tưởng và mô hình xã hội của ngoại bang Liên Sô, Tàu Cộng, được Hồ Chí Minh tự nguyện du nhập vào xã hội Việt Nam để truyền bá tư tưởng vọng ngoại, cùng thiết lập một xã hội hoang tưởng cực kỳ lạc hậu để giết chết văn hóa, tinh thần, thể xác dân tộc Việt.

Giữa thực dân Pháp và độc tài Cộng Sản thì độc tài Cộng Sản hung hiểm, gian manh, ngoan cố, óc bảo thủ, bản tính sát nhân, chống phá và quyết liệt triệt hạ tư tưởng tự do, tham nhũng, tham vọng quyền lực gấp trăm lần. Hậu quả của một quốc gia Việt Nam chậm tiến, mất tự do, nghèo đói, lan tràn bạo lực mất đạo đức cho đến tận hôm nay đã cho mọi con dân Việt thấy con quái thú Cộng Sản nguy hiểm, đáng sợ, đáng nguyền rủa thậm tệ đến dường nào.

Đó cũng là định mệnh đen tối, uất hận mà một Việt Nam nhược tiểu sống quá lâu dưới thời phong kiến chậm tiến phải gánh lấy. Đó cũng là bài học lịch sử vô giá mà các con dân Việt muốn đưa đất nước Việt đi lên sánh vai với các cường quốc trên thế giới thì phải chiêm nghiệm, suy nghĩ một cách thành tâm, trung thực, thẳng thắn, về vận nước, thế nước, cái xấu, cái tốt, nội lực dân tộc mình.

2/ Ông Mai Văn Hạnh:

Ông Mai Văn Hạnh sinh năm 1.928 tại Hà Nội, trong một gia đình công chức thời Pháp chiếm đóng Việt Nam.

Không rõ gia đình ông Hạnh di cư vào Nam vào năm nào, trước hay ngay thời điểm chia đôi đất nước ngày 20/7/1.954.

Đến tuổi trưởng thành, ông Hạnh đi vào binh chủng Hải Quân với cấp bậc Trung Úy. Thời gian này, có thể vào những năm 1.955, khi nền Đệ Nhất Cộng Hòa mới thành lập để đương đầu với sự xâm lăng cuồng nộ Miền Nam do Hồ Chí Minh tuân theo chỉ thị của Cộng Sản quốc tế.

Sau đó vài năm, vì lý do cá nhân, ông Hạnh rời quân ngũ, đi Pháp lập gia đình và sinh sống bên Pháp một thời gian. Lúc ở Pháp, ông Hạnh học nghề lái máy bay.

Về gia đình riêng, vợ ông Hạnh là người Pháp, hai người có với nhau 3 con, một trai, hai gái.

Trong thời gian làm nghề phi công, ông Mai Văn Hạnh có duyên gặp được ông Lê Quốc Túy tại Pháp. Từ đó, hai người kết thâm giao vì cùng quan tâm đến tình hình nước nhà mặc dù sống xa quê hương.

Cũng từ mối quan hệ tình bạn, tình chiến hữu với ông Túy, nên ông Hạnh biết thêm ông Trần Văn Hữu, nguyên Thủ Tướng thời Quốc Gia Việt Nam vào đầu thập niên 1.950.

Trước khi Miền Nam tự do sắp mất vào tay bạo quyền Cộng Sản Hà Nội, hai ông Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh có về nước để chuẩn bị cho những tình huống khi nước mất. Như tiến hành các cuộc gặp với nhiều trí thức, đại diện các tôn giáo, giới sĩ quan quân đội…Đây là công việc cho giai đoạn kế tiếp trong việc hình thành một mặt trận toàn lực chống độc tài Cộng Sản.

Do vậy việc họp mặt với ông Hồ Tấn Khoa, Huỳnh Vĩnh Sanh, Lê Quốc Quân đã diễn ra trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng này.

Đây là tâm huyết của những người yêu nước thương dân, nỗ lực đi tìm một con đường quang phục quê hương trước nanh vuốt sắt máu vô lương của bè lũ tay sai Hồ Chí Minh và tập đoàn đầu sỏ đảng cướp Việt Cộng.

Khi Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam ra đời, và các khu chiến được thành lập tại Thái, ông Hạnh là một trong những cấp lãnh đạo Mặt Trận đã hy sinh đời sống bên Pháp nhiều tiện nghi và tự do để trở về sống và chiến đấu vì lý tưởng cứu quốc với nhiều anh em kháng chiến quân tại Thái và sau đó là ở quốc nội.

3/ Ông Hồ Tấn Khoa:

Ông Hồ Tấn Khoa sinh năm 1.899 tại làng Lạc Bình, Tổng An Vinh Hạ, tỉnh Tân An. Nay là xã Bình Lập, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.

Ông tốt nghiệp Đại Học Luật Hà Nội năm 1.924. Sau đó lập gia đình. Và rồi giữ chức vụ Đốc Phủ Sứ (chức quan tương đương với quận trưởng) ở các địa phương như Bạc Liêu, Cần Thơ, Hồng Ngự, và Châu Đốc.

Năm 1.945, ông giữ chức vụ Tỉnh Trưởng Châu Đốc. Đây là thời gian sau cùng của ông trên  quan lộ.

Sau thời gian lui khỏi chốn quan trường, ông Hồ Tấn Khoa tu hành và theo Cao Đài Giáo.

Ngày 15/2/1.954, ông được thọ phong Bảo Đạo nên thường được gọi là Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa.

Thời gian từ 18/5/1.954 đến ngày 20/7/1.954, ông theo hầu Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đi Pháp để theo dõi diễn biến Hội Nghị Quốc Tế về Hiệp Định Geneve tại Thụy Sĩ liên quan trực tiếp đến vận mạng quê hương Việt Nam.

Vào tháng 2/1.956, ông cùng người con trai lớn là Hồ Thái Bạch (tức Cả Bạch) có mặt trong đoàn người đi theo ông Phạm Công Tắc qua Cam Bốt sống trong tình trạng tỵ nạn vì ông Phạm Công Tắc không đồng ý với chính sách của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Sau khi Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc qua đời năm 1.959, ông Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa là người điều hành Hội Thánh Cao Đài tại PhnomPenh. Điều này chứng tỏ vị thế ông Hồ Tấn Khoa trong đạo rất uy tín.

Khoảng tháng 5/1.970, ông hồi hương cùng một số người, trong đó có con ông, thường được gọi là cậu Cả hay Cả Bạch, tức ông Hồ Thái Bạch. Thời điểm nay, tình hình bang giao Việt – Cam Bốt căng thẳng, vì sau khi ông Hoàng Sihanouk bị Tướng Lon Nol đảo chính thì người Việt bị phân biệt, đàn áp, tàn sát. Đây có thể là lý do chính khiến ông Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa rời thánh thất Cao Đài ở Phnom Penh để về Tây Ninh lo việc đạo.

Năm 1.971, ông Hồ Tấn Khoa được Hội Thánh Cao Đài giao nhiệm vụ giảng giáo lý Đạo tại Hạnh Đường và Đại Học Cao Đài, cũng như có bổn phận giao tiếp với các chi phái đạo.

Năm 1.983, độc tài Cộng Sản quản chế ông 3 năm tại nhà riêng, hàng tháng phải đi trình diện địa phương nơi ông cư trú, sau đó chính quyền Cộng Sản tại Tây Ninh tổ chức một cuộc họp công khai vụ ông Hồ Tấn Khoa chỉ đạo và lãnh đạo hai tổ chức chống đối chế độ độc tài.

Ngày 17/1/1.987, ông Hồ Tấn Khoa qua đời. Vào lúc này, độc tài Cộng Sản đã biến Hội Thánh thành Hội Đồng Chưởng Quản, không khác một cơ quan quốc doanh trong đạo. Hội Đồng Chưởng Quản truất hết quyền hành, chức vị của ông Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa, và ông Bảo Đạo không được chôn cất theo hàng Chức Sắc trong đạo, chỉ được chôn theo hàng tín đồ, tức là chôn nằm.

Theo lễ đạo, những người theo đạo Cao Đài giữ những vị trí cao, khi qua đời được nhập bửu tháp và chôn ngồi, để thể hiện sự kính trọng vì hy sinh cuộc đời đóng góp cho nền đạo.

Đối với độc tài Cộng Sản, chúng tuân theo chỉ thị của Cộng Sản quốc tế là diệt đạo, diệt dân để dựng đảng, dựng Hồ giáo.

Bất cứ đạo giáo nào, bất cứ quyền tự do nào của người Việt đều phải bị diệt sạch hoặc nếu còn chỉ là lớp vỏ bên ngoài màu mè chứ không có ruột.

Hành động này chỉ để cho quái thú Cộng Sản độc chiếm vũ đài chính trị Việt Nam, độc chiếm sự tôn sùng cá nhân Hồ Chí Minh. Dù rằng Hồ Chí Minh bị đồng bào chúng ta coi như một tên giặc già có đại tội với tổ tiên và dân tộc.

Có tham khảo cuộc đời ông Hồ Tấn Khoa tại đây:


Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa.

4/ Ông Huỳnh Vĩnh Sanh:

Ông Huỳnh Vĩnh Sanh nguyên là một cựu Đại Úy về thương cảng, quân cảng, quan thuế của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Không rõ năm sinh và quê quán.

Trong bức hình (đăng ở phần XIII của tài liệu này) ông chụp chung với ông Mai Văn Hạnh ở Cà Mau năm 1.982 thì phong thái ông điềm đạm và lớn tuổi hơn ông Hạnh. Có thể suy đoán ông Huỳnh Vĩnh Sanh sinh khoảng năm 1.925. Như vậy khi Miền Nam tự do bị Cộng Sản, tay sai bán nước, cưỡng chiếm, thì ông Sanh ở tuổi 50.

Ông Sanh là bạn hữu của ông Mai Văn Hạnh. Ông cũng đã có nhiều cuộc gặp mặt với ông Lê Quốc Túy và ông Mai Văn Hạnh trước và sau thời điểm đen tối 30/4/1.975.

Sau tháng 4/1.975, ông Sanh giả dạng làm tổ trưởng dân phố cho độc tài Cộng Sản hung bạo, nhưng bên trong, âm thầm phát triển nhân sự của tổ chức do ông lãnh đạo, bao gồm nhiều thành phần, nhóm chính trị có liên hệ với Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam.

Ông Huỳnh Vĩnh Sanh còn gây dựng cơ sở kháng chiến chống Cộng ở các tỉnh Miền Trung, đặc biệt tại tỉnh Phú Khánh tức Phú Yên và Khánh Hòa. Tại Phú Khánh, nhân vật cầm đầu tổ chức là Luật Sư Nguyễn Chuyên. Vào năm 1.992, khi tôi – Phạm Hoàng Tùng – bị giam tại trại A.20 tức trại Xuân Phước – Phú Yên của Bộ Công An độc tài thì tôi có gặp vị Luật Sư can đảm Nguyễn Chuyên. Ông Chuyên bị án 20 tù giam, biệt xứ.

Rõ ràng vai trò của ông Huỳnh Vĩnh Sanh rất quan trọng, tư thế của ông không phải là vị Đại Úy Việt Nam Cộng Hòa mà là một nhà lãnh đạo chính trị ái quốc, cương quyết dấn thân hy sinh, quyết tâm kháng chiến chống lại bạo quyền Cộng Sản, một loại tay sai bán nước, làm nhục quốc thể dân tộc Việt, một loại nọc độc của ngoại bang do Hồ Chí Minh mang về Việt Nam để hủy diệt dân khí, dân sinh Việt Nam.

Trong tháng 4, tháng 6/1.982, khi thực hiện các chuyến xâm nhập bí mật vào Cà Mau, Bạc Liêu để kiểm tra độ an toàn và chính xác của các mật cứ ở vùng này, hai ông Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh đều mời ông Huỳnh Vĩnh Sanh từ Sài Gòn xuống Cà Mau để thảo luận công việc, trong đó có việc chuẩn bị thành phần nhân sự cho công tác thành lập một Chính Phủ Lâm Thời thay thế chính quyền cực kỳ phản động là Cộng Sản Hà Nội, một khi lũ quái thú bị đánh tan.

Vì tin tức nội bộ của Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam bị lộ ra ngoài, do lỗi một kháng chiến quân ở Thái xâm nhập về Cà Mau, nên địch đã tương kế tựu kế, lợi dụng sư nhẹ dạ, không trung thành của người này, để gài người vào tổ chức moi tin.

Địch dựng lên một kế hoạch gọi là “chuyên án H82”, phụ âm H để chỉ họ của ông Huỳnh Vĩnh Sanh, và hai số 82 để chỉ thời gian thực hiện kế hoạch theo dõi tìm cách triệt tiêu hoạt động kháng chiến của tổ chức do ông Huỳnh Vĩnh Sanh lãnh đạo có địa bàn hoạt động tại Sài Gòn, và sau đó chúng tìm cách làm tê liệt các tổ chức liên hệ ở trong và ngoài nước.

Liên hệ trực tiếp đến “chuyên án H82”, độc tài Cộng Sản còn bày mưu sâu kế độc để dựng lên cái gọi là “chuyên án PK07” nhằm phanh phui các hoạt động của tổ chức kháng chiến ở Phú Khánh (Phú Yên, Khánh Hòa, Nha Trang) gồm 8 thành viên do Luật Sư Nguyễn Chuyên lãnh đạo.

Ngày 25/8/1.983, do lo sợ phía ta khởi sự hoạt động vũ trang ở nhiều địa phương, nhất là tại trung tâm Sài Gòn sẽ khiến cho công chúng hăng say tột cùng vì thấy thời cơ lật đổ bọn độc tài Cộng Sản bán nước đã đến, nên địch đã tổ chức vây bắt nhiều cơ sở kháng chiến tại Phú Khánh do Luật Sư Nguyễn Chuyên lãnh đạo, cùng nhiều cơ sở ở các tỉnh Miền Trung như Nghĩa Bình (Quảng Ngãi, Bình Định), Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng.

5/ Ông Hồ Thái Bạch:

Ông Hồ Thái Bạch sinh năm 1.928, mất vào lúc 8 giờ sáng thứ ba ngày 8/1/1.985 khi bị Cộng Sản, tay sai bán nước, mang ông ra tử hình vì lòng yêu nước Việt.

Ông quê quán tại Long An, và trú quán tại Tây Ninh.

Ông Hồ Thái Bạch là con trưởng của ông Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa. Thuở nhỏ học tại trường Trung Học Petrus Ký danh tiếng ở Sài Gòn. Trong thời gian học, ông Bạch thường ở vai trò lãnh đạo học sinh thanh niên để chống lại sự cai trị của thực dân Pháp.

Ông Hồ Thái Bạch cũng là một vị chức sắc cao cấp của Cao Đài Giáo.

Ngay khi Cộng Sản, tay sai bán nước, cưỡng chiếm Miền Nam bằng bạo lực cuồng tín, ông Hồ Thái Bạch đã lãnh đạo người dân Tây Ninh tổ chức cuộc khởi nghĩa võ trang, thiết lập căn cứ địa tại vùng núi Bà Đen trong những năm 1.982, 1.984.

Được giáo dục trong một gia đình có truyền thống ái quốc chống bất công, độc tài, và là người trọng đạo, ông Hồ Thái Bạch quyết chí dấn thân, không chấp nhận sống chung với bọn Cộng Sản rắn độc, tham lam, hung hiểm vô cùng.

Khi ông lên đường dấn thân, ông để lại một gia đình gồm vợ và 5 con nhỏ dại.

Vào năm 1.983, khi ông Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa bị độc tài Cộng Sản bắt và giam lỏng tại nhà riêng, ông Hồ Thái Bạch lên thay thế trách vụ Chủ Tịch Quốc Nội của Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam.

Cá nhân tôi trích đoạn văn sau đây từ website để bạn đọc nhìn lại cảnh lũ độc tài bán nước đã tử hình những người yêu nước thuộc Mặt Trận Lê Quốc Túy như thế nào:


Trong 4 ngày, từ 14 đến 18 tháng 12 năm 1984, CSVN mở phiên tòa xử 21 kháng chiến quân của « Mặt Trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng VN », còn được gọi là Tổ chức Trần Văn Bá – Lê Quốc Tuý, tại công trường Lam Sơn – nhà hát lớn Sài Gòn.
 
Không được vào bên trong phiên tòa, hàng ngàn người theo dõi phiên xử từ ngoài đường qua loa phóng thanh.
 
Khi nghe án tử hình 5 người là Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch, Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh, Huỳnh Vĩnh Sanh (2 ông Mai Văn Hạnh và Huỳnh Vĩnh Sanh được giảm xuống chung thân 2 tuần sau đó), nhiều người đi tham dự đã la ó và bật khóc.

Ngày 8 tháng giêng 1985, rất đông đồng bào tụ tập trước pháp trường Chí Hòa, được thông báo là nơi nhà cầm quyền xử tử hình các anh Trần Văn Bá, Hồ Thái Bạch, Lê Quốc Quân. Cũng không được vào trong, đồng bào chỉ được đứng bên ngoài, nghe loạt đạn nổ rồi ra về với một ngàn lẻ một câu hỏi «tại sao«, « những anh hùng kháng chiến quân này là ai? ».

Có tham khảo thêm ở website:


6/ Ông Lê Quốc Quân:

Ông Lê Quốc Quân sinh năm 1.938, hy sinh ngày 8 tháng 1/1.985. Ông Lê Quốc Quân xuất thân trong một gia đình giáo chức ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ông Quân là Giáo Sư bậc trung học, và cũng là người theo Phật Giáo Hòa Hảo. Ông giữ trọng trách trong tôn giáo này.

Trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, ông Lê Quốc Quân là sĩ quan cấp Úy.

Ngay sau khi Cộng Sản cuồng bạo cưỡng chiếm Miền Nam tự do, ông Quân được nhiều người tín nhiệm trong một tổ chức chính trị kháng Cộng và phục quốc.

Vào lúc Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam thành lập  tháng 10/1.975 ở Đồng Tháp Mười, ông Quân đã gia nhập tổ chức và được đề cử vị trí lãnh đạo.

Là người hoạt động trong nội địa với vô vàn nguy hiểm, ông Quân phụ trách các công tác phá hoại kinh tế địch, và chuẩn bị cơ hội để tạo tiếng vang tại Sài Gòn bằng các hoạt động quân sự chống độc tài.

Giặc Cộng rất sợ hãi, chúng đặt ra cái gọi là “chuyên án TQ42” để theo dõi Mặt Trận Quốc Gia Việt Nam do ông Lê Quốc Quân lãnh đạo tại Sài Gòn. Trong hai chữ cái của cái gọi là chuyên án, thì T là chữ đầu của tên ông Túy, còn Q là tên ông Quân.

Do nội gián, ông Quân bị giặc bắt vào khoảng giữa năm 1.982 và bị giam hai năm với nhiều hành động tra khảo. Sau cùng, chúng mang ông ra pháp trường xử bắn.

Ông Lê Quốc Quân hy sinh vì nước để lại 3 con nhỏ dại.


Theo ông Lê Quốc Túy trong cuộc họp báo năm 1.984 cho biết thêm về mối quan hệ gia đình giữa ông Túy và ông Quân như sau:

Ông Lê quốc Quân là em ruột của tôi, nguyên là Giáo sư Trung học, xuất thân từ trường Võ Khoa Thủ Đức. Ông Quân là một người nồng cốt trong Lực Lượng Hòa Hảo. Sau tháng 4.1975 khi CS cưỡng chiếm miền Nam, một số sĩ quan thuộc đảng Tân Đại Việt có về hợp tác với ông Quân để hoạch định việc thiết lập các cơ sở Kháng Chiến chống Cộng.
Trích từ cuộc họp báo lịch sử năm 1.984 của ông Lê Quốc Túy.

Việc ông Lê Quốc Quân là một người giữ trọng trách trong Phật Giáo Hòa Hảo, và ông Hồ Tấn Khoa, Hồ Thái Bạch thuộc Cao Đài Giáo, cho công luận thấy rằng Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam đã qui tụ được nhiều thành phần xã hội, chính trị, tôn giáo, uy tín tại Miền Nam để tạo thành một mặt trận liên kết quốc gia chống Cộng. Do vậy, dư đảng Hồ Chí Minh vô cùng hãi sợ, vì quyền lực chính trị, quyền lực cách mạng lạc hậu, bẩn thỉu của chúng đứng trước nguy cơ bị đe dọa nặng nề. 

7/ Ông Trần Văn Bá:

Ông Trần Văn Bá sinh ngày 14 tháng 5 năm 1.945 tại tỉnh Sa Đéc, Miền Nam Việt Nam, trong một gia đình danh giá về chính trị. Thân phụ ông Bá là cụ Trần Văn Văn (1.908 – 1.966). Cụ Văn trước đây là thành viên trong chính phủ của cụ Trần Trọng Kim vào năm 1.945. Sau đó, vào thời Quốc Gia Việt Nam năm 1.949, cụ Trần Văn Văn là Tổng Trưởng Kinh Tế Và Kế Hoạch.

Ngày 7/12/1.966, cụ Trần Văn Văn bị lũ Cộng Sản giết chết tại Sài Gòn do lập trường yêu nước và chống Cộng. Vào năm 1.945, cụ Bùi Quang Chiêu, người sáng lập Đảng Lập Hiến năm 1.919 đã bị Hồ Chí Minh lịnh cho đàn em giết cụ Chiêu cùng 4 người con ở Chợ Lớn. Cụ Chiêu là bác ruột của cụ bà Trần Văn Văn.

Sau khi Cha bị giết, ông Trần Văn Bá, vốn là con thứ trong gia đình, đã lên đường du học tại Pháp quốc. Năm 1.971, ông Bá tốt nghiệp Cao Học kinh tế chuyên về chính trị kinh doanh và làm trợ giảng tại Đại Học Nantes.

Vốn sinh trưởng trong một gia đình Miền Nam nặng lòng ái quốc và không thỏa hiệp với bọn độc tài Cộng Sản bán nước, làm tay sai cho ngoại bang, ông Trần Văn Bá thời gian du học đã tiếp tục nuôi dưỡng lòng nhiệt huyết với quê hương trong tấm lòng thanh niên hăng say. Ông luôn hướng về Miền Nam yêu thương.

Ngay khi Miền Nam tự do bị rơi vào tay của lũ quái thú Hồ Chí Minh và đảng cướp Việt Cộng, ông Trần Văn Bá quyết chí dấn thân vào các hoạt động cứu quốc. Từ đó, đã dẫn ông đến với Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam.

Việc cụ Bùi Quang Chiêu và 4 người con bị Cộng Sản giết, và cha ông Bá bị Cộng Sản giết, rồi đến ông Bá cũng bị chúng giết, cho thấy sự vô lương của một bộ máy cầm quyền chỉ biết nuôi lòng thù hận những người hoạt động chính trị đối lập và mù quáng bám víu quyền lực chính trị bẩn thỉu, lấy việc tàn sát người yêu nước và người dân làm mục tiêu tối thượng.

III/ Cơ Cấu Lãnh Đạo Mặt Trận    
IV/ Hoạt Động Của Tổ Chức Tranh Đấu Vì Tự Do Cho Việt Nam

Hai ông Mai Văn Hạnh, Lê Quốc Túy, những nhân vật đầu não, có thời gian sống lưu vong tại Pháp trước ngày 30/4/1.975. Vào thời điểm sắp mất nước nhà tan, hai ông trở về Miền Nam, và sau đó lại qua Pháp. Ông Túy qua Pháp tháng 12/1.975. Còn ông Mai Văn Hạnh qua Pháp trước đó một, hai tháng.

Tháng 10/1.975, Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam được thành lập trong cuộc họp ở Đồng Tháp Mười. Sau đó, công bố Cương Lĩnh tại Paris ngày 17/2/1.976. Từ năm 1.979, Mặt Trận tiến hành các hoạt động thành lập hai căn cứ trú đóng và huấn luyện kháng chiến quân tại đất Thái, và xây dựng lực lượng kháng chiến phục quốc Việt Nam.

Hai căn cứ trong chiến khu phục quốc có tên là “Tự Thắng” và “Quyết Tiến”. Tình hình chính trị khu vực và tại Việt Nam lúc đó cho thấy giải pháp thành lập các căn cứ huấn luyện kháng chiến quân hay khu chiến trên vùng biên giới Thái – Lào hay Thái - Cam Bốt là một chiến lược hữu hiệu. Dùng các căn cứ này làm bàn đạp để xâm nhập Việt Nam và thành lập các mật khu nội địa. Điều quan trọng nữa, khi tiến hành xây dựng khu chiến trên đất nước Thái, rõ ràng có sự hậu thuẫn của nhiều cường quốc có quan điểm chống độc tài Cộng Sản Việt Nam.

Đối phó với các đợt xâm nhập từ đất Thái vào Cam Bốt để về Châu Đốc, và từ Thái Lan đổ bộ vào bờ biển Việt Nam, độc tài Cộng Sản đã chỉ đạo cho Bộ Công An của chúng chuẩn bị kế hoạch mang nhiều ám số, trong đó nổi bật nhất là CM-12.

Hai chữ CM có nghĩa là Cà Mau. Còn số 12 là lấy theo ngày 12/5/1.981, thời điểm tung ra đợt đổ bộ đầu tiên theo đường biển của Mặt Trận Lê Quốc Túy. Sự kiện này cho thấy, Mặt Trận Lê Quốc Túy đã chọn đường biển để xâm nhập đổ bộ phần lớn lực lượng kháng chiến, và đối lại, độc tài Cộng Sản cũng tập trung nghinh chiến, chận bắt lực lượng của ta trên vùng biển Cà Mau.

Chưa tính cuộc xâm nhập bằng đường bộ, trong các đợt đổ bộ vào bờ biển Việt Nam từ hai căn cứ mang tên “Tự Thắng” và “Quyết Tiến” trên đất Thái, Mặt Trận Lê Quốc Túy đã tiến hành 18 chuyến tàu xâm nhập, trong đó có 30 lần cho tàu đi ra, đi vào vùng biển Cà Mau. Đã có 126 kháng chiến quân yêu nước được võ trang đã bị Cộng Sản bắt giữ khi đổ bộ vào vùng biển Việt Nam.

Về súng đạn nhiều loại để tác chiến cũng như làm nguồn cung cấp cho nhiều tổ chức phục quốc ở nội địa, Mặt Trận đã bị Cộng Sản chiếm giữ đến 132.278 kg tức hơn 130 tấn vũ khí.

Về tiền bạc, Mặt Trận Lê Quốc Túy đã bị thu giữ đến 299.750.000 đồng tiền giả nặng khoảng 14 tấn. Số tiền khổng lồ này chắc là định đánh phá kinh tế Cộng Sản. Gần 300 triệu đồng cách nay hơn 30 năm thì quả là khối tiền không nhỏ.

Đây được coi là những chuyến xâm nhập đổ bộ lịch sử lớn chưa từng có trong 42 năm qua, tính từ khi Cộng Sản chiếm Miền Nam. Và còn rất lâu mới tổ chức được các hoạt động xâm nhập phức tạp như thế. Đầu tiên là việc phải có tiền mua và sở hữu các tàu thuyền, kế đến là phải có bãi đậu an toàn và hợp pháp trên bờ biển Thái, ba là lực lượng sử dụng tàu thuyền và chuyên chở vũ khí lên thuyền, bốn là đặt kế hoạch đổ bộ vào biển Việt Nam……

Ngoài ra, qua hàng loạt hoạt động kháng Cộng độc tài này, 10 tổ chức tranh đấu cho tự do ở nội địa cũng bị Cộng Sản Hà Nội truy bắt, phá vỡ, vì có hoạt động liên hệ với Mặt Trận Lê Quốc Túy trong chiến lược nội công ngoại kích (ngoài đánh vô – trong nổi dậy) để lật đổ chế độ độc tài bạo quyền do Đảng Cộng Sản áp đặt lên đầu dân tộc Việt Nam.

Độc tài Cộng Sản đã tương kế tựu kế, họ gài mật vụ giả danh yêu nước vào các tổ chức yêu nước có liên hệ với bộ phận hải ngoại của Mặt Trận Lê Quốc Túy. Sau đó các chim mồi này được cho đi qua Thái trà trộn trong hàng ngũ kháng chiến quân tại hai căn cứ “Tự Thắng” và “Quyết Tiến”. Khi đã nằm yên trong tổ chức, bọn mật vụ hành động theo chỉ thị của Bộ Công An Hà Nội là nắm tình hình tổ chức, điều tra các hoạt động và báo cáo về Việt Nam để Bộ Công An tìm cách phá hỏng kế hoạch xâm nhập của Mặt Trận Lê Quốc Túy.

Chúng còn gài mật vụ vào các tổ chức nội địa để tung tin hư và theo sát các hoạt động liên lạc giữa nội địa và hải ngoại nhằm gây xáo trộn hoạt động và từ đó ngăn chận kế hoạch xâm nhập của cơ quan đầu não ở Thái Lan.

Sau phiên xử các chiến hữu yêu nước của Mặt Trận Lê Quốc Túy vào ngày 14/12/1.984, từ năm 1.984 đến cuối năm 1.987, ông Lê Quốc Túy tiếp tục chỉ đạo cho nhiều toán kháng chiến quân đã được huấn luyện tại biên giới Thái Lan – Lào – Cam Bốt để xâm nhập Việt Nam qua ngã Cam Bốt rồi đi vào vùng Kiên Giang – Rạch Giá, Đồng Nai.

Mặc dù ông Lê Quốc Túy vì lý do bảo mật và khiêm nhường phát biểu trong cuộc họp báo năm 1.984 rằng: nhân vật lãnh đạo tối cao của Mặt Trận ở quốc nội, và ông Túy chỉ là Chủ Tịch Hội Đồng Ngoại Vận của Mặt Trận. Tuy nhiên sự nổi bật của ông Túy trong vai trò lãnh đạo cho công luận nghĩ chính ông Túy là nhân vật số một của Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam.

Ông Mai Văn Hạnh có mặt trong đợt xâm nhập cuối cùng với ông Trần Văn Bá vào vùng biển Cà Mau tháng 9/1.984 và lọt bẫy phục kích của bọn Cộng Sản địa phương, có sự chỉ đạo chặt chẽ của Hà Nội, nên bị bắt. Ông Túy bị bịnh nên không thể lên đường cùng chuyến với ông Hạnh.

Ông Mai Văn Hạnh bị kết tội tử hình, sau được giảm xuống chung thân, và được Cộng Sản thả ra ngày 2/9/2.005. Vì ông Hạnh là công dân Pháp nên được chính phủ Pháp vận động giúp đỡ trong khi bị Cộng Sản giam tù. Ông bị bắt ngày 9/9/1.984 trong hai chuyến tàu xâm nhập cuối cùng của Mặt Trận, và được thả ra năm 2.005, như vậy ông bị giam gần 21 năm trong lao tù Cộng Sản. Vì mang quốc tịch Pháp, nên khi ra tù lại về Pháp. Từ năm 2.005 cho tới nay là 13 năm, rất ít người biết được đời sống và hoạt động của ông Mai Văn Hạnh.

Có tin nói ông Hạnh mất tại Quận Cam – California trong chuyến đi Mỹ, nhưng không rõ ràng. Tin này cần được kiểm chứng. Trong thời gian tôi bị giam tại trại tù B.7 ở Suối Máu - Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai từ năm 1.987 đến 1.989, tôi có nghe các bạn đồng tù nói ông Mai Văn Hạnh cũng đang bị giam giữ trong trại tù này. Trại tù B.7 giam giữ nhiều kháng chiến quân của Mặt Trận Lê Quốc Túy.

Tôi cũng thấy ông Huỳnh Vĩnh Sanh, một nhân vật lãnh đạo của Mặt Trận Lê Quốc Túy, trong nhà tù này. Ông Huỳnh Vĩnh Sanh già yếu và bị bọn công an Cộng Sản bắt làm công việc quét dọn các phòng tù. Ông Huỳnh Vĩnh Sanh là người đã hô to “Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm” trong phiên xử các kháng chiến quân của Mặt Trận Lê Quốc Túy.

Ông Huỳnh Vĩnh Sanh cũng bị án tử hình, nhưng theo Ban Việt Ngữ đài BBC nói, vì ông mang quốc tịch Pháp và được chính phủ Pháp vận động giảm án, nên Cộng Sản đồng ý giảm mức án xuống chung thân. Việc ông Huỳnh Vĩnh Sanh mang quốc tịch Pháp không được nhiều người biết, và cần có nguồn thông tin chính xác. Tuy nhiên việc ông Sanh không bị tử hình và xuống án chung thân là có thật. Sau này, công luận không biết nhiều về phần đời còn lại của ông Sanh. Mất trong tù hay còn sống trong tuổi già ở Việt Nam???

Ông Lê Quốc Túy mất tại Pháp vì bịnh vào ngày 25/1/1.988, cho nên tổ chức tranh đấu này không còn bộ máy lãnh đạo để điều hành mọi hoạt động từ đó. Vợ ông Lê Quốc Túy là bà Nhan Thị Kim Chi, sau đám tang của chồng tại Pháp, bà có đến Thái Lan một lần cuối để giải quyết công việc tổ chức.

Có tham khảo các website sau đây:

Biểu Tượng Của Tổ Chức.

Hai nhân vật lãnh đạo Mặt Trận, ông Lê Quốc Túy đứng bên trái,
ông Mai Văn Hạnh đứng bên phải.
Hình chụp tại chiến khu Thái Lan đầu thập niên 1.980.

Ông Lê Quốc Túy bên trái, có râu.
Ông Mai Văn Hạnh chụp lúc bị giam giữ.

Ông Huỳnh Vĩnh Sanh bên trái, bị án tử hình, sau Cộng Sản hạ mức án xuống chung thân. Trong thời gian 1.988 khi bị giam tại trại tù B7 ở Suối Máu – Biên Hòa tỉnh Đồng Nai, tôi, Phạm Hoàng Tùng, có thấy ông Huỳnh Vĩnh Sanh bị giam trong trại tù này.
Bên phải là ông Hồ Thái Bạch đã bị Cộng Sản tử hình. Ông Hồ Thái Bạch thuộc lực lượng Cao Đài tham gia hoạt động với Mặt Trận Lê Quốc Túy.

Các kháng chiến quân thuộc Mặt Trận đóng trong hai căn cứ Tự Thắng và Quyết Tiến
ở Thái Lan vào đầu thập niên 1.980.
Những chiến sĩ phục quốc hiên ngang, oai hùng, đầy lòng yêu nước Việt tự do.

Sinh hoạt khu chiến, quà tặng cho anh em kháng chiến quân!!!

Các kháng chiến quân được huấn luyện sử dụng vũ khí trước khi lên đường xâm nhập
đổ bộ vùng biển Cà Mau, điểm cực Nam của Việt Nam.

Các kháng chiến quân phục quốc đang tập họp
trong hai căn cứ Tự Thắng và Quyết Tiến.

Đây là những chuyến công tác thao dượt cho cuộc đổ bộ.
Trong hình, người đứng giơ tay là Anh Hùng Trần Văn Bá.
Người ngồi có mái tóc bồng bềnh là anh Dương Văn Cặp, gốc Khmer ở Miền Nam.
Năm 1.990, khi tôi, Phạm Hoàng Tùng, bị giam tại trại tù T.82 ở Sài Gòn thì có biết anh Cặp. Anh Cặp bị án tù hơn 10 năm và không có thân nhân thăm nuôi.


Trong phiên xử láo khoét mang tính tuyên truyền của độc tài Cộng Sản ngày 14/12/1.984.
Ông Mai Văn Hạnh đứng trước micro.
Anh Bá đứng thứ nhì, cạnh ông Hạnh, tính từ trái qua.

V/ Phiên Tòa Bịp Bợm

Ngày 14 tháng 12 năm 1984, "Tòa Án Nhân Dân Tối Cao" của chế độ cộng sản tại Việt Nam đã đem ra xử 21 người thuộc Mặt Trận Thống Nhất các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam. Những người này đã bị bắt trong nhiều đợt từ 1981 đến 1984.

Phiên tòa diễn ra ở công trường Lam Sơn tại nhà hát lớn của thành phố Sàigòn và được phóng thanh ra ngoài đường cho công chúng đông đảo tụ tập lại theo dõi. Các hình ảnh của phiên xử được báo chí ngoại quốc phát ra làm chấn động dư luận thế giới và gây bàng hoàng trong các cộng đồng người Việt tại hải ngoại.

Sau vài ngày xử ngắn ngủi, từ 14 đến 18 tháng 12, với các luật sư do chính nhà cầm quyền chỉ định, tòa án cộng sản đã tuyên án tử hình 5 người mà chúng nghĩ là chủ chốt :
1. Mai Văn Hạnh
2. Trần Văn Bá
3. Lê Quốc Quân
4. Huỳnh Vĩnh Sanh
5. Hồ Thái Bạch

Trong những ngày sau đó, tại khắp nơi trên thế giới, các cộng đồng người Việt cũng như chính giới ngoại quốc đã không ngừng đẩy mạnh những nỗ lực để yêu cầu nhà cầm quyền xét lại vụ xử và hủy bỏ các bản án tử hình. Tại Paris, môi trường hoạt động tiên khởi của Trần Văn Bá, những cuộc biểu tình phản kháng Hà Nội và vận động cho các kháng chiến quân đã liên tục diễn ra trước sứ quán cộng sản cũng như tại nhiều điểm trong thành phố. Các báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình đưa ra nhiều bài bình luận chê bai chế độ cộng sản Việt Nam, chính giới Pháp và ở nhiều nước Âu Châu đã gởi điện văn can thiệp cho những người bị nạn.

Ngày 3 tháng 1 năm 1985, niềm hy vọng của thế giới tự do được khởi sắc phần nào khi Hà Nội quyết định cải biến các bản án tử hình của hai ông Mai Văn Hạnh và Huỳnh Vĩnh Sanh thành án chung thân.

Thực ra cái được gọi là sự "khoan hồng" này chỉ nhằm mục đích làm giảm bớt áp lực của quốc tế để nhà cầm quyền tiếp tục dự án dã man đã sắp đặt sẵn.

Ngày 8 tháng 1 năm 1985, Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch bị chế độ cộng sản hành quyết. Tên tuổi cả ba vị được ghi vào sử xanh của nước Việt hào hùng. Trần Văn Bá trở thành ngọn đuốc soi sáng con đường tranh đấu cho Tự Do của các thế hệ thanh niên Việt đi sau !


Nơi diễn ra phiên xử bịp bợm.


VI/ Diễn Biến Phiên Tòa Lịch Sử Xét Xử Các Kháng Chiến Quân Mặt Trận

Ngày 14 tháng 12 năm 1984, 21 kháng chiến quân thuộc Mặt Trận Thống Nhất các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam đã bị "Tòa Án Nhân Dân Tối Cao" của chế độ cộng sản Hà Nội đem ra xử.

Phiên tòa xảy ra tại Nhà Hát lớn Sàigòn tức tòa nhà Hạ Viện cũ của thời Việt Nam Cộng Hòa, một phần của cơ sở còn được biến thành khu vực triển lãm các "chiến lợi phẩm" tịch thu được từ các kháng chiến quân. Nhà cầm quyền còn cho phóng thanh diễn tiến vụ án tại công trường Lam Sơn và hàng ngàn người đã chen chúc nhau ngồi theo dõi.

Trong bản Cáo trạng đọc trước tòa, công tố viên Trần Tế cho biết ngay từ đầu tháng 1/81, cơ quan an ninh cộng sản đã phát hiện một "tổ chức gián điệp" xâm nhập vào Việt Nam. Theo bản buộc tội, ông Lê Quốc Túy là chủ tịch của tổ chức, ông Mai Văn Hạnh là chủ tịch quốc ngoại, các ông Huỳnh Vĩnh Sanh và Hồ Tấn Khoa làm đồng chủ tịch quốc nội. Ông Trần Văn Bá được cử là tham mưu và ông Lê Quốc Quân phụ trách lực lượng vũ trang trong nước.

Mặt khác, Trung quốc thì bị tố là đã tài trợ mạnh mẽ các hoạt động của "tổ chức gián điệp" và các lực lượng tình báo của Thái Lan và Hoa Kỳ cũng bị cho là đã hợp tác chặt chẽ vào "âm mưu phá hoại". Tết 1983, lực lượng an ninh cộng sản đã bắt được Hồ Tấn Khoa, Võ Văn Nhơn, Nguyễn Ngọc Hòa thuộc tổ chức "Hòa Giải Quốc Tế" gần với Cao Đài giáo. Những người bị bắt bị nghi là thông đồng với các ông Túy, Hạnh để "cướp chính quyền" ở một số tỉnh miền tây. Con trai ông Khoa là Hồ Thái Bạch sau đó thay thế cha trong chức vụ đồng chủ tịch.

Công tố viên cộng sản cho biết có 10 toán gián điệp đã được tung vào trong nước tính từ đầu năm 1981 đến tháng 9 năm 1984. Toán thứ nhất về bằng đường bộ từ tỉnh Trat ở Thái Lan qua Cam Bốt, khi đến Châu Đốc thì bị bắt. Toán này có nhiệm vụ liên lạc với lực lượng của Hòa Hảo để chiếm đóng vùng Bảy Núi. Toán thứ 10 về bằng đường biển hồi đầu tháng 9/84 gồm 21 người trong đó có Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá. Toán này bị bắt ngay khi mới đổ bộ vào bờ biển. Tổng cộng, có tất cả 119 người đã bị bắt giam hoặc giết chết.

Ông Lê Quốc Túy đáng lẽ cũng đi cùng toán thứ 10 nhưng vì phải vào nhà thương ở Pháp để mổ gấp nên đã thoát nạn. Ngày 27 tháng 12, 1984, ông tổ chức họp báo tại Paris với tư cách là ủy viên đối ngoại của Mặt Trận Thống Nhất các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam.

Theo nguyệt san Nhân Bản số tháng 1/01/85 phát hành tại Paris, ông Túy xác nhận một số chiến sĩ của Mặt Trận đã bị bắt từ 1980. Một trận đánh lớn đã xảy ra tại Hà Tiên gây thiệt hại cho khoảng 120 cán binh Việt cộng. Không ai giúp Mặt Trận cho đến nay, việc Việt cộng cho rằng có Trung Hoa, Thái Lan hay Hoa Kỳ giúp là để phỉ báng cuộc cách mạng. Súng đạn do chính cán bộ cộng sản cung cấp hoặc bán lại. Trong số 21 người bị xử có 2 cựu cán bộ cộng sản. Mặt Trận không có căn cứ ở ngoại quốc, hoạt động ở Nam và Trung phần và tổ chức đí kháng tiêu cực, không tổ chức đánh lớn.

Điểm duy nhất đúng trong bản Cáo trạng của cộng sản là Mặt Trận dự định tổ chức một vụ lớn và mạnh trong năm 1985. Vũ khí dùng để bảo vệ dân chúng, chất nổ nhằm tổ chức phá hoại tại Sàigòn.

Ngay từ phiên xử đầu tiên, nhà cầm quyền cộng sản đã cho thấy các bản án đã được sắp xếp sẵn. Sự hiện diện của các luật sư quốc doanh bên cạnh các bị cáo chỉ là một sắc thái cố hữu của các phiên tòa trong các chế độ cộng sản trên khắp thế giới. Làm sao có thể tin tưởng các luật sư do chế độ chỉ định khi ngay từ đầu những người này đã chấp nhận lời cáo buộc các thân chủ của họ "phản bội lại tổ quốc", "chống phá cách mạng" và cuộc biện hộ của họ chỉ xoay quanh việc xin nhà nước khoan hồng !

Trong các phiên xử, mỗi lần một bị cáo có toan tính đi ra ngoài những lời tự thú đã bị áp đặt trước là lập tức bị đàn áp. Ông Huỳnh Vĩnh Sanh vừa hô "Việt Nam Cộng Hòa muôn năm" liền bị một cán bộ cộng sản đưa tay bịt miệng, một cán bộ khác chạy tới còng tay lại ! Ông Hồ Thái Bạch bị công an dùng dùi cui đánh đập vì ông lên tiếng phản đối các bản án của tòa án cộng sản.

Sau 4 ngày diễn ra vụ án bịp bợm, các bản án đã được tuyên đọc trong suốt 2 giờ đồng hồ :
Tử hình : Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Huỳnh Vĩnh Sanh, Hồ Thái Bạch.
Chung thân : Trần Nguyên Hùng, Tô Văn Hườn, Hoàng Đình Mỹ.
Từ 8 đến 20 năm tù : số 13 kháng chiến quân còn lại.


Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa đã bị độc tài Cộng Sản biến thành nhà hát
 và cũng là nơi diễn ra các phiên xử kết tội người yêu nước.

Những kháng chiến quân thuộc Mặt Trận Lê Quốc Túy, những người con thân yêu của nước Việt đang bị lũ độc tài Cộng Sản bạo lực, bất nhân, mang ra tòa xử tội.

Anh Hùng Huỳnh Vĩnh Sanh hô to: “Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm” trong phiên tòa
thì liền bị bọn công an tay sai nhào tới bịt miệng.
Trong chế độ độc tài Cộng Sản do tên tay sai bán nước là Hồ Chí Minh đẻ ra thì chỉ có cái mồm loa mép giải của chúng là được quyền mở. Còn miệng người Việt phải bị câm nín.


VII/ Danh Sách 21 Kháng Chiến Quân Bị Cộng Sản Xử Trong Phiên Tòa Bịp Bợm

Danh sách 21 kháng chiến quân bị nạn

1/ Mai Văn Hạnh
2/ Trần Văn Bá
3/ Lê Quốc Quân
4/ Huỳnh Vĩnh Sanh
5/ Hồ Thái Bạch
6/ Trần Nguyên Hùng
7/ Tô Văn Huờn
8/ Hoàng Đình Mỹ
9/ Thạch Sanh
10/ Nguyễn Văn Trạch
11/ Nguyên Bình
12/ Nguyễn Văn Hậu
13/ Nhan Văn Lộc
14/ Lý Vinh
15/ Trần Ngọc Ẩn
16/ Cai Văn Hùng
17/ Đặng Bá Lộc
18/ Thái Văn Dư
19/ Trần Văn Phương
20/ Nguyễn Phi Long
21/ Nguyễn Văn Cầm
.

Các chiến sĩ Hồ Thái Bạch, Lê Quốc Quân, Trần Văn Bá bị hành quyết trong những hoàn cảnh nào, nơi an nghỉ của họ ở đâu ?

Số phận các chiến sĩ khác bây giờ ra sao ? Họ ở quốc nội hay hải ngoại, họ còn bị tù đày hay đã ra khỏi gông cùm cộng sản ?

Những bài vở, tài liệu nào đã được phổ biến để vinh danh, để tưởng nhớ 21 kháng chiến quân bị nạn ?

Quý vị, quý bạn ở bốn phương trời nếu có bất cứ ánh sáng nào có thể rọi vào các câu hỏi phía trên, xin vui lòng liên lạc với chúng tôi.

Ý kiến của Phạm Hoàng Tùng: Thật ra còn rất nhiều kháng chiến quân bị án tù nặng nhưng không có tên trong danh sách kể trên. Do bị giam chung với nhiều anh em thuộc Mặt Trận Lê Quốc Túy nên tôi biết được việc này. Như trường hợp của ông Trương Văn Sương bị án chung thân. Chú thích dưới các hình trích dẫn trong website là của Phạm Hoàng Tùng.


VIII/ Phản Ứng Của Quốc Tế Sau Phiên Tòa

Ngay sau khi tin tức về phiên xử được các hãng thông tấn truyền đi, các cộng đồng người Việt, các cơ quan ngôn luận và chính giới Pháp đã phản ứng mạnh mẽ, phần lớn đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản tôn trọng các quyền tự do căn bản của con người và kêu gọi các chính phủ tự do trên thế giới can thiệp cho những người bị xử.

14 hội đoàn thanh niên sinh viên tại Đan Mạch, Đức, Thụy Sĩ, Bỉ và Pháp (ở Paris cũng như ở các thành phố lớn khác) đã cùng phổ biến một bản Thông Cáo Báo Chí với nội dung tố giác sự nghiệt ngã của chế độ cộng sản tại Việt Nam, xác nhận quyền đấu tranh cho tự do và nhân phẩm của nhân dân Việt Nam đồng thời quả quyết các phiên tòa bịp bợm không sao làm khiếp sợ những nhà yêu nước chân chính. Các hội đoàn Âu Châu đòi hỏi những người bị bắt phải được xử theo những nguyên tắc căn bản của một nền công lý đúng danh nghĩa và kêu gọi thế giới tự do can thiệp để các vi phạm nhân quyền trắng trợn chấm dứt tại Việt Nam.

Các hoạt động phản kháng Hà Nội bừng lên mãnh liệt khi cuộc xử chấm dứt với 5 bản án tử hình được tuyên đọc vào ngày 18 tháng 12, 1984. Ngay ngày hôm sau, một loạt thư và điện văn yêu cầu can thiệp đã được các hội đoàn gởi đến chính giới ngoại quốc. Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris, hội đoàn trước kia của Trần Văn Bá, đã viết thư cũng như vận động đồng bào viết cho Đức Giáo Hoàng và các nhân vật quan trọng trong chính giới Pháp như các đương kim hoặc cựu tổng thống Mitterrand và Giscard d'Estaing, các chủ tịch lưỡng viện Quốc Hội, các vị lãnh đạo các đảng phái lớn.

Ông Giscard d'Estaing cho biết ông sẽ dùng mọi ảnh hưởng có được để can thiệp, các ông Louis Mermaz, chủ tịch Hạ Viện, Pierre Messmer, cựu thủ tướng, Jacques Chirac, cựu thủ tướng và đô trưởng Paris, Lionel Jospin, đệ nhất bí thư đảng Xã Hội, Kosciuko Morizet, tổng thư ký đảng RPR cũng thông báo đã can thiệp với chính quyền hoặc sứ quán cộng sản. Các nhà văn, ký giả Pháp như Pierre Beylau, Claudie Broyelle, Olivier Todd, Jean Lacouture, Patrick Sabatier, không ngớt đưa lên mặt báo những bài bình luận hoặc lời nhận xét chỉ trích hành động của Hà Nội.

Một Ủy Ban tranh đấu cho những người bị kết án tại Việt Nam được thành lập với sự tham dự của nhiều khuôn mặt nổi bật tại Pháp, Bỉ, Anh Quốc, Gia Nã Đại, Hoa Kỳ hay Thụy Sĩ. Ủy Ban này đặt dưới sự phối hợp của ông Trần Văn Tòng, bào huynh Trần Văn Bá và được hai luật sư danh tiếng Thierry Lévy và Gilbert Collard giúp đỡ trên phương diện pháp lý.

Ngày 21 tháng 12, 1984, hơn một ngàn người vừa Việt vừa Pháp tụ hội trước sứ quán Việt cộng ở quận 16 để trương biểu ngữ biểu tình trong suốt mấy tiếng đồng hồ. Ngày 24 tháng 12, một Lễ Cầu An cho 21 kháng chiến quân bị nạn được tổ chức tại nhà thờ Đức Bà Paris. Bãi bỏ các bữa ăn gia đình của đêm Giáng Sinh, hơn 500 người đã đứng chờ đợi hàng giờ trong im lặng trước khi vào trong thánh đường cùng cầu nguyện cho những người bị án.

Ngày 29 tháng 12, một cuộc biểu tình và cầu an được Ủy Ban Hạnh, Bá và các chiến hữu tổ chức tại công trường Trocadéro với sự tham dự của hơn 2.000 người. Cuộc tổ chức được đặt dưới sự đỡ đầu tinh thần của các vị lãnh đạo Phật giáo, Công giáo, Cao Đài và Hòa Hảo.”

Báo chí Pháp phản ứng về vụ án bịp bợm do độc tài Cộng Sản dựng nên.

Tấm bảng do bà cụ cầm ghi giòng chữ: “Hãy Cứu Con Tôi”.

Người Việt biểu tình tại Pháp phản đối vụ án bịp bợm,
bất công, vi phạm nhân quyền nặng nề.


IX/ Ba Nhân Vật Lãnh Đạo Bị Cộng Sản Tử Hình Và Đi Vào Lịch Sử Ngàn Năm

Các Anh Hùng
Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch!!!

Cả ba đều là thành viên của Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam.

- Trần Văn Bá sinh năm 1945 là cựu chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris. Ðã tham gia MTTNCLLYNGPVN của kỹ sư Lê Quốc Túy vào những ngày đầu mới thành lập. Tháng 10/80 giữ chức Thiếu úy và thăng Thiếu Tá tháng 5/84 phụ trách an ninh nội vụ chỉ huy trưởng xâm nhập VN và chỉ huy trưởng mật cứ huấn luyện Tự Thắng. Anh Bá bị bắt tháng 9/1984.

- Lê Quốc Quân sinh năm 1941 (tài liệu bên Pháp: sinh 1.938) là cựu sĩ quan QLVNCH. Chiến hữu Quân đã quy tụ một số cựu quân nhân trốn cải tạo và một số được thả về thành lập tổ chức Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Các Lực Lượng yêu Nước Giải Phóng Việt Nam. Ðã hai lần rời Sài Gòn gặp C/h Hạnh và ông Túy tại trấn Hồ Phòng Minh Hải vào tháng 3/82 và tháng 6/82 để bàn thảo kế hoạch hoạt động. Chương trình hành động gồm :

1/ Lập các tổ cảm tử nhỏ, phân tán ở các đô thị, trang bị gọn, cùng các tổ chức trong lực lượng mới tuyển mộ để phá hoại, ám sát, rải truyền đơn, xách động quần chúng...

2/ Dự kiến đẩy mạnh hoạt động vũ trang ở các vùng rừng núi và nông thôn với sự lôi kéo dân chúng cướp chánh quyền từng khu vực, tiến tới lật đổ chế độ trên toàn VN.

- Hồ Thái Bạch bí danh Anh Cả sinh năm 1928 tại Long An trú quán Tây Ninh, được thay cụ thân sinh là Bảo Ðạo Cao Ðài Hồ Tấn Khoa, giữ chức Ðồng Chủ Tịch đặc trách Cao Ðài quốc nội. Bị bắt tháng 9/84 trên đường đi gặp C/h Mai văn Hạnh từ nước ngoài về.

8 giờ sáng ngày thứ ba 8/1/1985 VC đã đem ba c/h Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch ra pháp trường xử bắn. Ba c/h không chịu bịt mắt và đã hô lớn trước khi chết : Ðả Ðảo Cộng Sản -Việt Nam Muôn Năm. Riêng c/h Mai văn Hạnh nhờ sự can thiệp tích cực của chánh phủ Pháp nên được VC trả tự do và trục xuất sang Pháp.


Anh Hùng Dân Tộc: Hồ Thái Bạch!!!

Anh Hùng Dân Tộc: Lê Quốc Quân!!!

Bức tượng bán thân để kính tưởng đến vị anh hùng hy sinh
vì lý tưởng tự do của dân tộc Việt Nam: Trần Văn Bá.


X/ Bậc Anh Hùng Trung Nghĩa Với Quốc Gia: Ông Trương Văn Sương

BẬC ANH HÙNG TRUNG NGHĨA VỚI QUỐC GIA!!!
Ông Trương Văn Sương
Người Tù 33 Năm Dưới Chế Độ Độc Tài 
Cộng Sản

Ông Trương Văn Sương sinh năm 1.943 tại Mỹ Tú, Sóc Trăng - Miền Nam Việt Nam. Trước ngày 30/4/1.975 ông là Trung Úy Phân Chi Khu Trưởng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ba của ông là người Hoa cư trú lâu đời trên đất Việt, Mẹ là người Khmer sinh sống ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Sau khi Cộng Sản cưỡng chiếm Miền Nam bằng bạo lực quân sự ngông cuồng, ông bị đưa vào trại tù tập trung đến 6 năm tại Quảng Bình, vùng phía Bắc của Miền Trung Việt Nam.

Sau khi ra khỏi tù Cộng Sản, ông về lại Sóc Trăng thăm gia đình vợ con. Tuy nhiên sau đó, vì nặng nợ núi sông, ông không chịu khoanh tay ngồi yên để thấy bao cảnh đời bất công ngang trái khi lũ bạo quyền quái thú quậy phá nát tan non sông gấm vóc của tổ tiên để lại. Vì thế, ông lại khăn gói giã từ vợ con để thực hiện cuộc hành trình tìm con đường cứu nước cứu dân khỏi cảnh khổ nạn chưa từng có trong giòng lịch sử Việt bi hùng 5.000 năm qua.

Năm 1.981 ông vượt biên qua Thái, tại đây ông tình nguyện tham gia Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam. Năm 1.983, được sự phân công của tổ chức, ông chỉ huy một đơn vị võ trang của Mặt Trận xâm nhập vùng biển Cà Mau - Việt Nam. Thế nhưng do bị bội phản và sự gian manh hung hiểm của lũ công an bán nước, tay sai cho ngoại bang, nên ông cùng các chiến hữu yêu nước bị bắt giam tù luôn từ đó.

Tổng cộng, dưới thời Cộng Sản cai trị, ông Sương bị tù giam 33 năm 4 tháng 15 ngày.

Đồng bào cảm nhận tấm gương của ông trên con đường tranh đấu tự do dân chủ cho dân tộc Việt nên đã phong tặng ông biệt danh là Nelson Mandela Việt Nam.

33 năm trời, một quãng đường dài chông gai, khổ nhọc, đắng cay trong cuộc đời ngắn ngủi của kiếp người, thế nhưng ông Trương Văn Sương đã can đảm chịu đựng và vượt qua. Còn chế độ Cộng Sản độc tài theo bước chân ngoại bang là Cộng Sản Liên Sô và Tàu Cộng đã dựng nên hệ thống trại tù Gulag bất nhân để giam cầm đày đọa người Việt.

Khoảng giữa năm 2.010, độc tài Cộng Sản tạm thời thả ông Sương về Sóc Trăng vì sức khỏe ông suy yếu.

Tuy nhiên chúng vẫn hăm dọa sẽ bắt ông giam lại bất cứ lúc nào một khi thấy ông đi ra khỏi sự kiểm soát của chúng.

Thời gian từ năm 1.991 đến tháng 3/1.993, tôi bị giam tại trại A.20 ở Xuân Phước tỉnh Phú Yên, và có biết được ông Trương Văn Sương. Lúc tôi bị đưa về đội 2, một đội tù chính trị bị trọng án thì có ở chung đội tù với ông Sương. Khổ người cao lớn, tính năng động vui vẻ, sự kiên trì, và bình dân, khiến tôi cảm mến ông. Những kỷ niệm trong thời gian ở tù chung với ông Sương và nhiều anh em trong Mặt Trận Lê Quốc Túy đến tận ngày nay vẫn còn đọng trong lòng tôi. Nỗi buồn là lớn nhất khi nghĩ về điều này.

Trong thời gian được tạm tha để chữa trị bịnh, người tù Trương Văn Sương vẫn bất khuất như khi ở trong lao tù, ông đã mạnh dạn và thẳng thắn tiếp xúc nhiều nhân vật tôn giáo, chính trị, bạn cũ trong tù, khi họ đến căn nhà lá rách nát để thăm hỏi nhau, nói về tình hình Việt Nam.

Ông Sương cũng đã rời Sóc Trăng lên Sài Gòn chữa trị bịnh, nhân đó thăm viếng và tiếp xúc nhiều nhân vật chống đối chế độ độc tài toàn tri, tham nhũng bất công thối nát tận cùng.

Ông Sương cũng đã thẳng thắn trả lời nhiều câu hỏi của các báo, đài phát thanh của người Việt ở nước ngoài, nhất là ở Mỹ về tình trạng sức khỏe của ông, về tình cảnh trong lao tù, về sự đối xử bất công của nhà tù Cộng Sản, về tình hình chính trị Việt Nam, về nguyên nhân dẫn đưa ông vào cảnh tù tội chưa từng có trong thế kỷ 20 kéo dài qua thế kỷ 21.

Ông Sương cũng cho biết về cuộc xâm nhập của toán kháng chiến quân gồm 10 chiến hữu do ông chỉ huy đổ bộ vào Hòn Đá Bạc – Cà Mau năm 1.983 và bị bắt sống. Tổng số các kháng chiến quân bị nhốt chung với ông Sương qua các nhà tù là 200 người. Có người tìm cách vượt khỏi trại tù khủng khiếp đã bị bọn công an tay sai bắn chết. Có người bị bịnh và bỏ thây trong nhà tù.

Chính vì tính tình bộc trực, ngay thẳng, không sợ quân thù mà trong một năm được tạm thả ra từ tháng 7/2.010 đến khoảng tháng 7/2.011, người hùng Trương Văn Sương đã thể hiện quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tư tưởng để phát biểu trước công luận về tội ác của độc tài Cộng Sản gian manh hung bạo.

Đúng như bản chất của đảng cướp mà tên súc vật Hồ Chí Minh đã truyền dạy từ năm 1.930 cho đến nay là thẳng tay tiêu diệt bất kỳ ai đi ra khỏi vòng vây kiểm soát của chúng, tiêu diệt bất kỳ ai nói khác với hệ thống tuyên truyền bịp bợm của chúng, tiêu diệt thẳng tay bất cứ người nào đề xướng môi trường chính trị dân chủ, đa nguyên, đa đảng. Thế cho nên, vào khoảng tháng 8/2.011, Bộ Công An Hà Nội ra lịnh bắt ông Trương Văn Sương trở lại trại giam Hà Nam nằm ở huyện Phủ Lý gần chân núi Ba Sao mặc dù sức khỏe ông còn suy yếu.

Và chưa đầy một tháng sau đó (25 ngày), vào 10 giờ 20 phút sáng ngày 12 tháng 9/2.011, các con và cháu nội, ngoại của ông Sương nhận được hung tin là ông qua đời vì bạo bịnh. Một cái chết mà chắc chắn mọi người biết độc tài Cộng Sản là thủ phạm hiểm độc. Đây là truyền thống giết người mà chúng học được từ Nga Cộng và Tàu Cộng trong suốt tiến trình bám giữ quyền lực vua chúa của Cộng Đảng.

Cộng Sản không những ra sức tận diệt đối kháng chính trị mà còn tìm mọi cách gian xảo để bần cùng hóa đời sống dân tộc và những người can đảm đứng lên vạch sự sai lầm của hệ thống chính trị độc tài toàn trị hết sức chậm tiến.

Trong khi đó Cộng Sản lại ban nhiều đặc ân, đặc quyền cho cán bộ đảng viên nhất là tầng lớp cầm đầu đảng.

Những kẻ luôn miệng tự xưng đại biểu cho giai cấp “Vô Sản” giờ đây có lắm tiền, nhiều bạc, của chìm, của nổi. Chúng không còn là cố nông và bần nông như lúc mới nổi loạn làm giặc cướp chính quyền hợp pháp từ Mùa Thu (đã chết) tháng 8 năm 1.945.


Mục Sư Thân Văn Trường đến nhà ông Sương tại tỉnh Sóc Trăng
để thăm người tù kiên cường bất khuất.
Mục Sư Trường là người chăn dắt Hội Thánh Chuồng Bò tại Sài Gòn.
Trong chế độ toàn trị, con Chúa không có nơi thờ phượng
nên phải dùng chuồng bò làm hội thánh!!!
Còn bọn bất nhân thì ngự trong lăng, biệt phủ.
Trời đất đảo điên nên Việt Nam mới sinh ra bọn quái thú Cộng Sản này.

33 năm tù giam, người vợ ông chờ đợi mỏi mòn tại quê nhà và qua đời.
Ngày ông Sương về chỉ thấy được người vợ mình trên bàn thờ.
Đây chỉ là một trong vô số cảnh uất hận trong xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa,
khi Cộng Sản thẳng tay đàn áp những ai muốn dân tộc Việt được sống trong tự do.

Căn nhà ông Trương Văn Sương tại thị xã Sóc Trăng năm 2.010.

Hai người con bên cạnh quan tài ông Trương Văn Sương
ở nhà xác bệnh viện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Người con trai kế, anh Trương Tấn Tài, đang cầm tấm hình ông Trương Văn Sương,
cùng sự giúp đỡ của nhiều người tù trong trại tù Hà Nam,
để khiêng quan tài ông Sương tới dưới chân núi Ba Sao chôn cất.

Hai người con trai, Trương Quang Dũng (trái) và Trương Tấn Tài (phải)
đứng trước mộ mới đắp của ông Trương Văn Sương ở chân núi Ba Sao tỉnh Hà Nam.
Xin nghiêng mình cúi đầu kính tiễn người Anh Hùng Dân Tộc.

XI/ Nghiên Cứu Tổng Quát Chiến Lược Đánh Đổ Chế Độ Bạo Quyền Cộng Sản Độc Tài Toàn Trị Của Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam

Mặt Trận được thành lập vào tháng 10/1.975 tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, chỉ 5 tháng sau khi Cộng Sản Bắc Việt cuồng tín chiếm được Miền Nam bằng súng đạn của ngoại bang. Như vậy cho thấy, nhiều người yêu nước ở trong và ngoài Việt Nam đã có những cuộc họp mặt, bàn thảo, tính toán trước, vào thời điểm Miền Nam tràn đầy yêu thương của chúng ta bị lâm nguy tận cùng.

Không lâu sau đó, vào ngày 17/2/1.976, tại Paris – thủ đô Pháp quốc, Mặt Trận đã công bố Cương Lĩnh. Rõ ràng, ngay sau khi đã kiện toàn cơ cấu lãnh đạo của tổ chức, Mặt Trận đã tận dụng môi trường tự do thông tin ở hải ngoại để nêu lên chính danh của thực thể chính trị, chuẩn bị cho sự đối phó với quân thù lắm gian manh.

Cương Lĩnh là tài liệu chính trị quan trọng của một tổ chức. Trong đó trình bày đường lối căn bản quan trọng về đối nội, đối ngoại, cơ cấu tổ chức, nhân sự, cách thức hoạt động ở từng giai đoạn.

Tất nhiên Cương Lĩnh đã được lưu hành tại Pháp và ở khu chiến Thái Lan trong giai đoạn đó. Các kháng chiến quân trong căn cứ phải được học tập về văn bản chính trị cốt lõi của tổ chức.

Ngày nay, không thấy việc phổ biến tài liệu lịch sử này.

Tất nhiên, về phía giặc Cộng, chúng cũng đã được biết về nội dung Cương Lĩnh, thông qua bộ phận tình báo của chúng tại Pháp, cũng như chúng khai thác sự hiểu biết của tù binh là kháng chiến quân bị bắt trong các trận đánh, và khi bị giam trong nhà tù Cộng Sản.

Về chiến lược giải thể độc tài Cộng Sản, Mặt Trận chủ trương đánh sụm bộ máy bạo quyền ở Miền Nam trước, sau đó dùng tài nguyên nhân lực có được sẽ tiến hành giai đoạn giải phóng đồng bào Miền Bắc khỏi gông cùm của bọn quái thú luôn mồm loa mép giải, giả danh là cách mạng, là giải phóng. Thế nhưng bản chất chính trị của lũ chúng là cực kỳ phản động, cực kỳ chống phá cuộc cách mạng vì sự tiến bộ và tự do của dân tộc chúng ta.

So với vùng đất Miền Nam, đồng bào chúng ta ở Miền Bắc bị kềm kẹp nặng nề hơn.

Và một đặc điểm cần ghi nhớ trong tiến trình đấu tranh là, khi Miền Bắc vừa thoát nạn thực dân Pháp vào năm 1.954 thì tên súc vật Hồ Chí Minh đã vô cùng quỉ quyệt tròng ngay cái ách cai trị tàn bạo, ngu dân, lên đầu người dân Miền Bắc; khiến cho dân trí Miền Bắc đã u tối dưới thời vua chúa, thực dân, lại thêm phần u tối.

Để tiến hành chiến lược giải phóng hệ trọng đó, Mặt Trận phân định 3 thời kỳ thực hiện:

1/ Thời Kỳ Đầu, từ năm 1.977 đến năm 1.980: Trong khoảng thời gian này cần tiến hành công tác ngoại vận tạo sự liên kết quốc tế, tranh thủ kiến tạo đồng minh; Kế đến thiết lập các căn cứ và tuyển mộ phục quốc quân, xây dựng lực lượng kháng chiến; Ba là tiến hành kiến tạo cơ sở hạ tầng kháng chiến ở quốc nội, chính yếu là phát triển nhân sự, cùng thiết lập các mối quan hệ với những tổ chức chống Cộng trong nước.

2/ Thời Kỳ Thứ Hai, từ năm 1.980 đến năm 1.984: Tập trung chuyển nhân lực ở hải ngoại về nước bằng các cuộc xâm nhập đường bộ hay đường biển; Tập trung chuyển tài lực, vật lực cho chiến trường quốc nội; Tập trung phát triển các hoạt động quân sự, chính trị tại quốc nội, mở rộng chiến tranh du kích, gây thiệt hại hạ tầng cơ sở chính trị, kinh tế của bạo quyền độc tài Cộng Sản, chuẩn bị nền tảng cho toàn dân nổi dậy đánh sụm bọn quái thú tay sai của ngoại bang Tàu Cộng. Trong ba thời kỳ, thì thời kỳ này chiếm một vai trò hệ trọng.

3/ Thời Kỳ Thứ Ba, từ năm 1.985 trở đi: Tiến hành mạnh các hoạt động quân sự, đánh địch ở nhiều vùng miền, tập chú ở khu vực nông thôn, núi rừng, miền biển, sẳn sàng thi hành chiến lược cô lập địch ở nhiều tỉnh thành; Mở rộng chiến tranh tâm lý, tuyên truyền, chuẩn bị nhân sự lãnh đạo chính quyền các cấp, nhất là chính phủ lâm thời; Tiến tới đánh gục hệ thống chính trị của bạo quyền Cộng Sản vừa bằng võ trang, vừa bằng chính trị, giải phóng hoàn toàn tổ quốc Việt Nam khỏi sự kềm kẹp của đảng quái thú do Hồ Chí Minh đẻ ra.

Song song với việc tổ chức thực lực và tiến hành công cuộc kháng chiến phục quốc, Mặt Trận Lê Quốc Túy cũng phân định Việt Nam thành nhiều lãnh thổ vùng miền để thích nghi cho hoạt động kháng chiến. Cụ thể như sau:

Mặt Trận chia Miền Nam ra làm 3 quân khu;

Quân Khu A bao gồm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long;

Quân Khu B bao gồm các tỉnh Miền Đông Nam Phần;

Quân Khu Sài Gòn – Gia Định;

Khu vực có mật danh là Liên Tỉnh Xứ, gồm nhiều tỉnh Miền Trung.

Dưới đây, cá nhân tôi xin trích dẫn một ít ý kiến của ông Lê Quốc Túy về đường hướng diệt Cộng mà ông phát biểu từ cuộc họp báo năm 1.985 với đồng bào và nhiều hội đoàn ở Mỹ:

Cựu Chuẩn Tướng Võ văn Cảnh hỏi : Xin cho chúng tôi được biết Mặt Trận sẽ áp dụng phương cách nào để giải phóng Việt Nam và Mặt Trận đã kết hợp bao nhiêu lực lượng rồi ?

Trả lời : Như đã trình bày trước đây, chúng tôi không dùng toàn quân sự để giải phóng đất nước mà đi sát vào lòng dân để vạch trần đường lối chánh trị bá đạo của chúng làm cho hàng ngũ của chúng bị rối loạn, tổ chức phá hoại kinh tế của chúng và kết thúc bằng một cuộc cách mạng nhân dân. Như chúng tôi đã có giải thích lúc nảy, từ ngày thành lập Mặt Trận đã có nhiều Tôn giáo, Lực lượng chánh trị và sau nầy đã phối hợp thêm nhiều thành phần khác trong nước.

Phần này có tham khảo tài liệu từ website sau đây:

XII/ Phần Nhận Định Về Chiến Lược Của Mặt Trận Lê Quốc Túy

Khi nghiên cứu tổng quát về chiến lược diệt Cộng của Mặt Trận Lê Quốc Túy, cho người đọc thấy sự nổi bật của vai trò quân sự kết hợp với tuyên truyền vận động quần chúng.

Ngay sau thời điểm Miền Nam bị cưỡng chiếm bằng bạo lực quân sự của ngoại bang thông qua tên đàn em cuồng tín là đám đảng cướp ở Hà Nội, thì không phải chỉ riêng Mặt Trận Lê Quốc Túy, mà nhiều tổ chức trong nước không liên kết với Mặt Trận, cũng chủ trương dùng sức mạnh nhân dân đánh đổ bọn Cộng Sản quái thú.

Chủ trương cứng rắn này, không những đúng vào thời kỳ đó, nhưng sau 42 năm cả nước bị kềm kẹp tàn bạo dưới bàn tay chuyên chế toàn trị độc đảng, chủ trương đó hiện nay vẫn là một trong ít các chọn lựa khả thi của dân tộc Việt, để mau sớm thoát khỏi ngục tù đen tối mất tự do.

Vì sao???

Cá nhân tôi xin trình bày phần nhận định sau đây:

Bọn Nào Chính Là Khủng Bố???

Chỉ tính khoảng thời gian từ sau ngày 20 tháng 7/1.954 khi đất nước Việt Nam bị chia đôi, cho đến trước ngày 30/4/1.975, Hồ Chí Minh và tập đoàn Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nhận không biết bao nhiêu là súng đạn, bom, xe tăng, pháo cao xạ, máy bay, mìn đủ loại, chất nổ đủ kiểu, súng trường, AK 47, súng lục….của đám đàn anh quan thầy là Tàu Cộng, Nga Cộng.

Bọn chúng nhận bao nhiêu vũ khí giết người ghê gớm đó để làm gì???

Để chống quân xâm lược phía Bắc phải không???

Tất nhiên chúng không dám phản lại quan thầy.

Câu trả lời rõ ràng rằng: Chúng nhận khối lượng súng đạn khổng lồ đó để “giải phóng” Miền Nam tự do, hòa bình, nhân hậu.

Một lũ người mang súng đạn ngoại bang để đi “giải phóng” đồng bào ruột thịt của chúng đang sống hòa bình. Một lũ người có tâm địa bạo lực như thế mà đòi đi “giải phóng” những người sống với tâm đạo (đầu thế kỷ 20, Miền Nam khai sinh hai tôn giáo lớn, Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo). Một lũ người có nhận thức về văn hóa, văn minh kém cỏi như thế mà đòi đi “giải phóng” những đồng bào có trí tuệ minh mẫn hơn chúng. Đó là bản chất thấp kém mọi rợ mà Hồ Chí Minh và đảng cướp thể hiện từ bao lâu này.

Đó cũng là bản chất của bọn khủng bố. Chính bọn chúng đã chủ trương phải dùng súng đạn để giết người yêu nước, để đánh đổ chính quyền hợp pháp và dân chủ ở Miền Nam.

Chúng nó học được chủ trương và hành động khủng bố tàn bạo đó, còn hơn các tổ chức Hồi Giáo cực đoan, là từ quan thầy Nga Cộng và Tàu Cộng của chúng.

5 triệu người Việt, bao gồm quân nhân hai miền, và đồng bào chúng ta ở hai miền Nam Bắc đã bị trúng bom đạn, hay bị chết vì cuộc chiến tranh khủng bố xâm lược vào Miền Nam do Hồ Chí Minh phát động suốt từ năm 1.954 đến năm 1.975.

Tội ác ghê tởm, kinh hoàng quá đổi của cuộc chiến tranh khủng bố xâm lược này phải bị tòa án nào xét xử???

Chưa hết, sau khi chúng cướp được chính quyền ở Miền Nam ngày 30/4/1.975, đảng cướp đã tiến hành cuộc chiến tranh khủng bố mới, thường xuyên nhắm vào tâm não của đồng bào cả nước, cho đến tận giờ phút này.

Cuộc chiến tranh khủng bố này nhắm vào tâm lý và ngay cả thân xác của người Việt. Chúng dùng tiền thuế của dân nghèo để thiết lập hệ thống tuyên truyền bịp bợm, lường gạt dân tộc chúng ta, làm cho đồng bào ta u u mê mê không biết đâu là sự thật. Hành động gian trá của chúng nhằm củng cố quyền lực chính trị bất nhân.

Thêm vào đó, chúng còn xây dựng hệ thống công an, quân đội nhân dân, nhà tù, để sẳn sàng thẳng tay đàn áp nhân dân Việt Nam. Đây chính là lực lượng khủng bố thường xuyên của đảng cướp để tạo nên tâm lý sợ hãi, nghi ngờ nhau, sống phải dối trá nhau, tinh thần thường xuyên lo âu vì bị lực lượng công an nhân dân theo dõi, hù dọa, canh chừng, trấn áp, nếu người dân hay tổ chức, nhóm người nào, dám đứng lên đòi quyền tự do để sống.

Thế nhưng bọn đầu sỏ “cách mạng” ở Hà Nội rất điêu ngoa xảo trá, xảo ngôn, lộng ngữ. Chúng bất lương nhưng làm như người lương thiện. Chúng phi nghĩa mà khoác áo chính nghĩa. Chúng phá hoại cách mạng mà giả danh người cách mạng. Chúng là khủng bố mà giả danh là người chống khủng bố.

Mồm chúng tráo trở, lật qua lật lại như bánh tráng, bánh phồng; còn tâm chúng thì hiểm độc như rắn. Chúng lịnh cho hệ thống tuyên truyền bịp bợm phải qui kết cho bất cứ người dân nào dám phản đối chế độ độc tài, với tội danh phản động, khủng bố, để rồi tống giam những người dân can đảm bất khuất đó.

Vậy thì lực lượng nào, tòa án nào, sẽ đứng ra trừng trị đích đáng bọn khủng bố, cực kỳ phản động đang làm đầu sỏ đảng cướp ở Hà Nội???

Tôn giáo chăng??? Thuyết giảng chăng??? Lòng nhân ái chăng??? Biện pháp hòa bình chăng??? Đối thoại chăng??? Hòa hợp hòa giải chăng??? Đấu tranh ôn hòa chăng??? Van xin quốc tế can thiệp chăng??? Ngồi chờ cường quốc Mỹ, Pháp, Anh, Nhật…bật đèn xanh chăng??? Kêu gọi mấy ông bà đại sứ và các tổ chức nhân quyền giúp đỡ chăng???

Chính quyền Mỹ muốn bảo vệ an ninh cho người dân Mỹ đang sống trên xứ Mỹ và khắp nơi trên thế giới trước những cuộc tấn công khủng bố hèn nhát của những phần tử Hồi Giáo cực đoan thì phải tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh và tấn công phủ đầu bằng biện pháp cứng rắn với đủ loại vũ khí tân tiến nhắm vào hang ổ đầu não của chúng tại một số nước Ả Rập.

Đó là chiến lược hữu hiệu nhất, hợp lý nhất, thu phục nhân tâm nhất, để sớm dẹp tan các hành động khủng bổ nguy hiểm đe dọa mạng sống người dân lương thiện và nền hòa bình văn minh của nhân loại chúng ta.

Từ năm 1.930, khi Hồ Chí Minh đẻ ra cái đảng quái thú này (Miền Bắc đẻ quái thú, Miền Nam khai sinh hai đạo lớn), gần 100 năm kinh nghiệm xương máu của dân tộc Việt đối với chúng, cho một kết luận xác quyết rằng: Lũ khủng bố cực đoan Cộng Sản độc tài này không có lỗ tai, không có não trạng bình thường như mọi người Việt.

Vì thế, người dân Việt Nam cũng không có một chiến lược khả thi nào, khác hơn chiến lược mà chính quyền Mỹ đang sử dụng, để tận diệt bọn khủng bố cực đoan đang nắm chính quyền tại Việt Nam.

XIII/ Dựng Lại Bối Cảnh Lịch Sử & Cuộc Xâm Nhập Và Đổ Bộ Lớn Nhất Vào Lãnh Thổ - Lãnh Hải Việt Cộng Tính Từ Khi Độc Tài Cộng Sản Cưỡng Chiếm Miền Nam Tự Do & Anh Hùng Kháng Chiến Quân Nguyễn Văn Thanh Vì Nước Quên Mình

1/ Tổng Quát

Sau khi thiết lập căn cứ huấn luyện trên đất Thái, và tuyển mộ được khoảng 200 kháng chiến quân yêu nước, thì Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam khởi sự tiến hành Thời Kỳ Hai, tức là tổ chức các chuyến xâm nhập, đổ bộ lực lượng phục quốc vào trong nước.

Để tiến hành giai đoạn cứu nước hệ trọng này, Mặt Trận triển khai chiến lược có tên “Hồng Kông 1”.

Khởi đầu chiến lược xâm nhập bằng đường bộ với sự trợ giúp của lực lượng kháng chiến Cam Bốt, đi từ Thái, qua lãnh thổ Cam Bốt, và về vùng biên giới Việt – Cam Bốt, trọng điểm là An Giang (Châu Đốc, Long xuyên), Kiên Giang (Rạch Giá, các địa phương giáp biển).

Sau khi đợt xâm nhập thứ nhất bằng đường bộ thất bại, Mặt Trận chuyển qua nghiên cứu và thực hiện các cuộc xâm nhập, đổ bộ bằng đường biển, lấy Minh Hải – Cà Mau là mục tiêu chính của các cuộc đổ bộ.  

Những chuyến xâm nhập giai đoạn 3 không quan trọng, vì phần lớn lực lượng đã bị tiêu hao trong các cuộc đổ bộ bằng đường biển. Những chuyến xâm nhập trong giai đoạn 3, chính yếu nhắm vào các tỉnh Miền Đông Nam Phần. Và các chuyến xâm nhập này được xúc tiến sau năm 1.984.

Ngay khi đợt xâm nhập đầu tiên bằng đường bộ bị chế độ độc tài Cộng Sản phát hiện và chận bắt, chúng đã lên kế hoạch chiến lược mang ám danh CM-12. Kế hoạch này được thực hiện suốt gần 8 năm, kéo dài từ năm 1.981 đến năm 1.988. Trọng điểm của kế hoạch này là nhằm phá tan các cuộc đổ bộ bằng đường biển và tính toán bắt giữ các lãnh đạo chủ chốt của Mặt Trận ở hải ngoại đã có mặt trong các chuyến đổ bộ.

Dưới đây, cá nhân tôi trích dẫn một phần tài liệu của bọn Hà Nội phản động, để bạn đọc thấy được phần nào về nỗi hãi sợ của chúng khi quyền lực cách mạng bất chính bị đe dọa bởi lực lượng phục quốc. Chúng đã huy động nhiều tên đầu sỏ phản cách mạng đang giữ những vị trí quan trọng ở Bộ Nội Vụ, Công An tại Hà Nội, và các tỉnh thành Sài Gòn, Minh Hải (Cà Mau) như Phạm Hùng, Cao Đăng Chiếm, Nguyễn Phước Tân (tên này về sau mê đô la của “đế quốc Mỹ” nên bị tội tham nhũng, giết đồng chí để tránh bị khai là đồng lõa)….

Trích đoạn:
Kế hoạch CM12 được triển khai trên địa bàn rộng lớn: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, tphcm, Tây Ninh, các tỉnh miền Trung, dọc biển Đông và vươn ra trung tâm của địch ở nước ngoài.

Để bạn đọc khắp nơi biết rõ thêm về tên Nguyễn Phước Tân (1.930 – 2.007), một trong những tên đầu sỏ phản cách mạng, đã ra công khuyển mã (chó ngựa) phò một đảng độc tài tiêu diệt lực lượng phục quốc, nhưng khi tuổi già thì lại lóa mắt thay lòng đổi dạ vì đồng đô la, cá nhân tôi trích dẫn đoạn văn sau đây của website:

Trong Kế hoạch CM-12, được sự phân công của lãnh đạo Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Nguyễn Phước Tân được giao trọng trách chỉ đạo trực tiếp và ông đã cùng Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 tổ chức các trận đánh táo bạo, đầy tính sáng tạo và giành được nhiều thắng lợi to lớn, góp phần tích cực bảo vệ vững chắc an ninh chính trị trong những năm tháng đầy khó khăn của cách mạng nước ta ở thời kỳ mà sau này được coi là khủng hoảng về kinh tế - xã hội.

Thắng lợi của Kế hoạch CM-12 là một trong những chiến công lớn nhất của lực lượng CAND.

Ông cũng được cho là có hành vi chạy án trong vụ án bí số N2- Nguyễn Văn Hiệp tham nhũng 1470 lượng vàng (cựu phó giám đốc công an Đồng Nai - nguyên trưởng phòng BVCT bị bắt năm 1988). Bản tự khai ngày 9/3/1990, bị can Phạm Tấn Hưng viết: “Anh Hai bảo: Thằng  Mười Vân (tức Nguyễn Hữu Giộc, nguyên Giám đốc Công an Đồng Nai  –  bị tuyên án tử hình năm 1984 vì tội danh tham ô, đưa người vượt biên) bây giờ ai khai cho nó, nó cũng không nhận, mày khai  cho nó, nó không nhận, người ta cũng tin. Mày nghe lời tao, khai cho Mười Vân đi, thì tao ráng xin cho mày miễn truy tố trong vụ án này…”. Ngay tháng 4 năm 1990, Nguyễn Phước Tân đang là trưởng đoàn chuyên gia an ninh của bộ nội vụ tại Campuchia bị đình chỉ chức vụ.

Xác minh thấy có căn cứ khẳng định Nguyễn Phước Tân có hành vi che giấu tội phạm, giữa tháng 6/1990, Cơ quan điều tra đã quyết định khởi tố ông về hành vi che giấu tội phạm. Trong thời điểm ấy, rạng sáng ngày 14/8/1990, Nguyễn Văn Hiệp chết bất thường trong trại giam (được báo cáo lên là tự sát). Vì chỉ có lời khai của Hưng đối với Nguyễn Phước Tân, trong lúc nghi phạm này không thừa nhận lời khai của Hưng, do vậy chưa có cơ sở kết luận Nguyễn Phước Tân phạm tội che giấu tội phạm. Giữa tháng 9/1990, Cơ quan điều tra đã có báo cáo kết thúc điều tra vụ án N2, đình chỉ điều tra đối với Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Phước Tân. Đầu tháng 4 năm sau, Nguyễn Phước Tân leo lên chức phó tổng cục trưởng an ninh, nhưng không thể leo cao hơn được, và ở mãi chức này tận 7 năm sau. Ông về hưu năm 1998.

Qua trường hợp nêu trên, chúng ta thấy rằng, đám Cộng Sản độc tài cực kỳ phản động ở Hà Nội và Sài Gòn bám dính vào cái gọi là chuyên chính vô sản hay giữ vững an ninh chính trị chế độ, thực chất chỉ là chúng lo củng cố quyền lực riêng tư ích kỷ của đảng độc tài để mặc sức thao túng, vơ vét, tham nhũng làm giàu cho đảng và cho cán bộ đảng. Ngày nay, giòi bọ tham nhũng sinh sôi nảy nở, lúc nhúc khắp cơ quan công quyền. Chế độ chúng chỉ chờ ngày ung thối, hủy hoại cơ thể vì lũ giòi bọ tanh hôi này. 


2/ Đợt Xâm Nhập Thứ Nhất Bằng Đường Bộ

Sau khi tổ chức khóa huấn luyện các kháng chiến quân mang tên “Minh Vương 1” tại hai căn cứ phục quốc Quyết Tiến và Tự Thắng ở Thái Lan, ban lãnh đạo Mặt Trận quyết định đưa toán kháng chiến quân đầu tiên xâm nhập Việt Nam theo đường bộ vào tháng 12/1.980. Toán kháng chiến quân tiên phong mở đường phục quốc này được đặt tên là Toán Minh Vương 1.

Toán Minh Vương 1 bao gồm 23 kháng chiến quân, có hai chiến hữu chỉ huy đó là Trần Ngọc Minh và Trần Dự (Lê Hồng Dự), và chiến hữu Huỳnh Phước Nam làm điện tín viên.

Toán này có nhiệm vụ vượt qua lãnh thổ Cam Bốt bằng đường bộ, đặt chân đến tỉnh Tà Keo sát biên giới tỉnh An Giang của Việt Nam, rồi tiến vào vùng Bảy Núi bắt liên lạc với một nhân vật thuộc giáo phái Hòa Hảo là ông Lê Chơn Tình (cấp bậc Thiếu Tá, Dân Biểu VNCH, có quen biết với ông Lê Quốc Túy trước năm 1.975) để tìm cách xây dựng căn cứ địa kháng chiến tại vùng Bảy Núi – Thất Sơn ở Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang.

Trong chuyến hành trình cứu quốc hết sức gian nan này, có sự trợ giúp rất nhiều của lực lượng kháng chiến Cam Bốt, lúc đó đang tiến hành cuộc kháng chiến chống lại sự cai trị của Cộng Sản Việt Nam trên lãnh thổ Cam Bốt (Kampuchea hay Xứ Chùa Tháp).

Tuy nhiên không rõ vì lý do gì, khi toán kháng chiến quân vượt đường xa, xuyên qua rừng núi hiểm trở của một quốc gia, khi về đến vùng đất Châu Đốc có sự hiện diện của giáo phái Hòa Hảo thì ông Lê Chơn Tình lại không đồng ý hợp tác với lực lượng kháng chiến quân. Đồng thời, ông Lê Chơn Tình đề nghị Toán Minh Vương 1 nên quay trở lại Thái Lan để báo cáo và gợi ý với ban lãnh đạo Mặt Trận là nên chuyển hướng hoạt động về vùng Tây Ninh, và Rừng Lá thuộc tỉnh Đồng Nai.

Đứng trước tình hình bất thường, hai chiến hữu chỉ huy đã họp bàn và quyết định chia làm hai toán quân. Toán thứ nhất gồm 8 kháng chiến quân do chiến hữu Trần Ngọc Minh dẫn đầu, tìm đường trở lại Thái Lan báo cáo cho các vị lãnh đạo Mặt Trận về tình thế của Toán Minh Vương 1. Toán thứ hai gồm 15 kháng chiến quân do chiến hữu Trần Dự chỉ huy và tiếp tục xâm nhập về vùng Hòn Đất thuộc tỉnh Kiên Giang hoạt động.

Hòn Đất là một huyện nhỏ, trước kia thuộc tỉnh Rạch Giá. Hòn Đất có phần phía Đông Bắc giáp với huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang, và phía Tây Nam giáp với Vịnh Thái Lan.

Toán kháng chiến quân do chiến hữu Trần Dự chỉ huy đã vượt một quãng đường rất xa từ vùng đất Hòa Hảo ở Châu Đốc đến tỉnh Kiên Giang và phân tán để hoạt động. Có bản đồ bên dưới.

Toán kháng chiến quân do chiến hữu Trần Dự chỉ huy, từ tháng 12/1.980 lên đường xâm nhập và đến khoảng ngày 8 tháng 1/1.981 đã có mặt để hoạt động tại vùng Hòn Đất – Kiên Giang.

Theo tin tức của địch, ngày 10/1/1.981, tại khu vực có tên là khu kinh tế mới Bình Sơn thuộc tỉnh Kiên giang, chúng đã bắt được một kháng chiến quân đi lạc khỏi đơn vị vào ngày 8/1. Và trong khi kháng chiến quân bị dẫn giải về điểm tù giam thì anh tìm cách vượt thoát nhưng bị đám bộ đội Cộng Sản bắn chết.

Sau khi kháng chiến quân anh hùng vô danh đó bị tử trận, không rõ có trận truy lùng và giao tranh xảy ra hay không, nhưng phía địch báo cáo lên cấp trên là thu được 12 súng AK báng gấp, 7 trái lựu đạn, 2 tay quay máy phát điện dùng cho điện đài. Địch cũng thu được một số quân dụng và quân trang có gắn phù hiệu của Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam.

Ngày 13/1/1.981, bọn địch ở Kiên Giang báo cáo lên cấp trên và Bộ Nội Vụ của chúng ở Hà Nội, Sài Gòn đã biết được tin về một toán xâm nhập từ Thái Lan vào lãnh thổ Việt Nam. Lúc đó, tên đầu sỏ Bộ Nội Vụ, sau này là Bộ Công An, là tên Phạm Hùng.

Phạm Hùng tên thật là Phạm Văn Thiện sinh ngày 11/6/năm 1.912 tại làng Long Hồ, huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long. Là người Miền Nam, thế nhưng tên Phạm Hùng này đã ngu si đi theo bọn phản động chống phá cuộc cách mạng vì tự do của dân tộc Việt, và tự nguyện bán linh hồn cho bọn quĩ dữ Cộng Sản Miền Bắc, để chúng có cơ hội truyền bá tư tưởng hận thù, vọng ngoại, phản bội tổ tiên, vào lãnh thổ Miền Nam hiền hòa, nhân ái.

Cũng trong thời gian đó, vào ngày 11/1/1.981, công an Cộng Sản Cam Bốt tại tỉnh Tà Keo giáp với tỉnh An Giang của Việt Nam đã báo cho công an An Giang biết rằng, họ đã giữ một người lính Khmer Đỏ tên Săm Sua vừa ra đầu thú. Lính Khmer Đỏ này có khai báo đã dẫn đường cho một toán quân người Việt gồm 23 người đi từ biên giới Thái về đến biên giới Cam Bốt - Việt Nam.

Khi nhận được tin của công an Tà Keo, Bộ Nội Vụ của độc tài Hà Nội nhanh chóng cử một đám cán bộ hại dân gồm tên Huỳnh Thanh Việt, Giám Đốc công an tỉnh An giang cùng một số tên khác, trong đó có tên Huỳnh Hữu Chiến, Trưởng Phòng Tổng Hợp, đi ngay qua tỉnh Tà Keo để tra vấn người lính Khmer Đỏ. Sau khi nắm được thông tin, vào ngày 12/1, tên Huỳnh Thanh Việt lập tức báo tin khẩn cho tên Phạm Hùng về vụ xâm nhập bí mật.

Tên Huỳnh Hữu Chiến về sau leo đến chức Thiếu Tướng, Tổng Cục Phó Tổng Cục An Ninh trong bộ máy đàn áp dân tộc chúng ta.

Sự việc xấu đi, chưa dừng lại, cho Toán Minh Vương 1, ngày 18/1/1.981, bọn công an lại bắt được một kháng chiến quân tên Trần Minh Hiếu.

Chiến hữu Trần Dự sau khi dẫn toán này về đến huyện Hòn Đất đã lịnh cho toán tạm phân tán và có lịch hẹn gặp nhau một tháng hai lần tại Cần Thơ. Có thể, kháng chiến quân Huỳnh Phước Nam, điện tín viên của toán đã hỏi ý kiến lãnh đạo tại Thái nên toán quân mới tạm phân tán. Khi chia tay, vì anh Trần Minh Hiếu đã qua Thái lâu, và nay bước đến vùng đất quê hương nên nhớ nhà. Nhà anh ở huyện An Biên gần huyện Hòn Đất thuộc tỉnh Kiên Giang.

Khi về gặp bà Má già thân yêu, tình cảm mẹ con bùi ngùi, và anh Hiếu đã thật tình cho Má của anh biết về việc anh trở về.

Thế nhưng trong gia đình có người cũng lấy làm lạ, vì sau một thời gian xa quê, nay bổng dưng anh Hiếu lại quay về. Trong số người thân đó, có một ông cậu ruột làm việc tại tỉnh đội (cơ quan quân sự cấp tỉnh) Kiên Giang, tay này hám danh, ngu si, và muốn lập công với cái gọi là cách mạng (thực ra là phá hoại).

Nên y dụ dỗ anh Trần Minh Hiếu ra đầu thú.

Trong lúc kháng chiến quân Trần Minh Hiếu chưa quyết định thì một cách nhanh chóng, tên cán bộ ở tỉnh đội Kiên Giang lập tức báo cho công an xã đến bắt người cháu ruột của mình vào ngày 18/1/1.981 để lập công với đảng cướp.

Thế là kháng chiến quân Trần Minh Hiếu sa lưới giặc, sau đó chúng mò đến Cần Thơ để bắt chiến hữu Trần Dự và điện tín viên Huỳnh Phước Nam. Ông Huỳnh Chơn Tình cũng bị bắt.

Trong vòng một tháng sau khi xâm nhập, Toán Minh Vương 1 bị phân làm hai, và 15 kháng chiến quân còn trên lãnh thổ Việt Nam có người bị giết chết, có người bị lọt vào tay giặc Cộng.

Cá nhân tôi trích đoạn văn sau đây của báo chí hải ngoại phỏng vấn ông Trương Văn Sương để bạn đọc biết thêm chi tiết về Toán Minh Vương 1 cùng số phận của nhiều kháng chiến quân anh hùng.

Trương Văn SươngSau khi bị tập trung cải tạo sáu năm vì tôi là trung úy QLVNCH, ra tù, tôi vượt biên sang Thái Lan, gia nhập vào “Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam.”

Tôi làm trưởng toán, dẫn mười anh em nhập biên vào Hòn Ðá Bạc tại mũi Cà Mau. Ðến đó thì tôi và anh em cả toán đều bị bắt. Tôi bị kết án chung thân vào ngày 1 tháng 3, 1983. Tính đến nay, khi tôi được ra khỏi trại giam Nam Hà, thì đã 27 năm 4 tháng rưỡi.

Trương Văn SươngThật ra, rất nhiều đợt kháng chiến quân về Việt Nam. Mỗi đợt về có một toán, kéo dài tới ba năm như thế. Tôi làm trưởng toán dẫn 10 người về nước và tháng 12 năm 1980 có một toán đường bộ do thiếu úy Biệt Ðộng Quân tên Trần Dự dẫn về. Toán này cũng bị bắt vì không thành công. Sau này có nhiều toán xâm nhập bằng đường biển, vì đường bộ bị phát hiện nhiều quá. Từ năm 1981 cho đến 1985, rất nhiều toán quân thâm nhập vào Việt Nam. Số anh em bị nhốt chung với tôi ước lượng khoảng 200 người. Ða số bị bắt từ năm 1980 tới 1985.
Toán của tôi thì coi như họ đã được thả ra hết. Một số bị bệnh chết, một số vượt trại bị bắn chết, còn bao nhiêu người còn lại đều được thả hết, chỉ còn duy nhất một mình tôi ở cho đến hôm nay.
Anh Hùng Trần Văn Bá (trái) chụp hình kỷ niệm với một kháng chiến quân
trong khóa Minh Vương. Ảnh nguồn:

Mũi tên màu đen phác họa đường xâm nhập của Toán Minh Vương 1.

Đường tiến quân của Toán Minh Vương 1 sau khi đến An Giang không bắt tay được
với ông Lê Chơn Tình.


Huyện Phú Tân – Châu Đốc là nơi phát khởi Phật Giáo Hòa Hảo.

Cá nhân trích đoạn văn sau đây để bạn đọc thấy được vị trí của địa phương Phú Tân trong tỉnh An Giang. Đó là lý do Toán Minh Vương 1 lặn lội đường xa từ Thái Lan về để mưu cầu việc phục quốc.

Huỳnh Phú Sổ sinh ngày 15 tháng 1 năm 1920, nhằm ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi tại làng Hoà Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang);…..”


Bản đồ các huyện trong tỉnh Kiên Giang. Huyện An Biên là nơi kháng chiến quân Trần Minh Hiếu về thăm người Mẹ già và bị cậu ruột hám danh, hám lợi bán đứng người cháu ruột cho giặc Cộng. Bản đồ cũng cho thấy, toán kháng chiến quân do chiến hữu Trần Dự chỉ huy đã vượt một quãng đường từ huyện Phú Tân qua huyện Tịnh Biên thuộc An Giang để đi vào huyện Hòn Đất tại Kiên Giang.

3/ Đợt Đổ Bộ Bằng Đường Biển Lần Thứ Nhất – Bậc Anh Hùng Nguyễn Văn Thanh

Ban lãnh đạo Mặt Trận biết được tin thất bại của Toán Minh Vương 1, thông qua toán quân 8 kháng chiến quân do chiến hữu Trần Ngọc Minh quay về báo cáo, và việc mất liên lạc với toán kháng chiến quân do chiến hữu Trần Dự chỉ huy.

Sau khi thất bại trong việc xâm nhập bằng đường bộ, chiến lược Hồng Kông 1 vẫn phải tiến hành. Không xâm nhập bằng đường bộ được thì tìm cách khác. Vịnh thái Lan mở rộng đến gần vùng biển Miền Nam Việt Nam. Đây là cửa ngỏ để đưa lực lượng đổ bộ vào bờ biển Minh Hải nay đã trở về tên cũ là Cà Mau.

Có một số anh em kháng chiến quân là người sống tại Cà Mau trước đây. Ban lãnh đạo Mặt Trận quyết định tìm hiểu thêm về vùng đất này và các đặc điểm của những huyện ven biển. Vì thế một kháng chiến quân tên Phạm Thanh Danh trước đây là dân sống tại địa phương Sông Ông Đốc thuộc huyện Trần Văn Thời đã được điều từ hai căn cứ gần biên giới Thái – Cam Bốt đến trung tâm chỉ huy đặt tại Băng Cốc để báo cáo chi tiết về vùng biển tiếp cận Sông Ông Đốc.

Huyện Trần Văn Thời là một huyện thuộc tỉnh Cà Mau. Trần Văn Thời (1.902 – 1.942) sinh tại xã Phong Lạc - Cà Mau, là tên của một người Việt yêu nước, dấn thân chống thực dân Pháp, nhưng vì lầm tin Cộng Sản nên đi theo để dựa vào đó mà chống quân xâm lược. Không phải chỉ có một ông Trần Văn Thời dại dột, sai lầm, mà trong thực tế của lịch sử nước ta, có rất nhiều người lầm tin tên Việt gian bán nước là Hồ Chí Minh, và rồi đã bỏ cả cuộc đời để phục vụ cho lũ cực kỳ phản động chống lại sự tiến bộ, tự do của dân tộc Việt chúng ta.

Trước đây, thời Việt Nam Cộng Hòa, vùng đất này thuộc quận Cà Mau. Cá nhân tôi trích dẫn đoạn văn đây để bạn đọc biết thêm chi tiết về huyện Trần Văn Thời.


‘’Giai đoạn 1945-1975
Việt Nam Cộng Hòa
Thời Pháp thuộc, địa bàn này vẫn là một phần nhỏ của quận Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu cho đến năm 1956. Ngày 9 tháng 3 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thành lập tỉnh Cà Mau, tách ra khỏi tỉnh Bạc Liêu. Tuy nhiên đến ngày 22 tháng 10 năm 1956 tỉnh Cà Mau lại đổi tên thành tỉnh An Xuyên.

Thời Việt Nam Cộng Hòa, địa bàn này vốn là quận Sông Ông Đốc thuộc tỉnh An Xuyên sau năm 1956, gồm 3 xã: Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây và Phong Lạc. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, quận Sông Ông Đốc bị giải thể.

Như vậy, huyện Trần Văn Thời trước kia là quận Sông Ông Đốc. Sau khi đã nắm được đặc điểm của các huyện ven biển Cà Mau, ban lãnh đạo Mặt Trận quyết định đưa Toán Minh Vương 2 xâm nhập, đổ bộ vào vùng Sông Ông Đốc thuộc huyện Trần Văn Thời.

Toán Minh Vương 2 do chiến hữu Nguyễn Văn Thanh chỉ huy, trong đó có vài anh em kháng chiến quân là người địa phương như kháng chiến quân Phạm Thanh Danh.

Chiến hữu Nguyễn Văn Thanh từng là một sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau quyết định sai lầm, ngu si của tên hàng tướng Dương Văn Minh, người sĩ quan kiên cường bất khuất Nguyễn Văn Thanh không tuân lịnh đầu hàng, không chấp nhận lịnh đầu hàng, và không đồng ý chính sách tù cải tạo của lũ độc tài Cộng Sản. Vì thế, ông đã tìm mọi cách ẩn mình, không chịu ra trình diện theo lời kêu gọi của bọn “cách mạng” cực kỳ phản động, không để cho bọn bán nước bắt giam như hàng trăm ngàn sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa khác.

Hành động anh hùng của bậc chí khí Nguyễn Văn Thanh thật đáng kính phục. Bởi vì lũ Cộng Sản Bắc Việt mang súng đạn của Tàu Cộng, Nga Cộng vào xâm chiếm Miền Nam tự do là một hành động hèn nhát, phản bội dân tộc Việt Nam. Vậy thì cớ sao chúng ta lại đầu hàng và ngoan ngoãn theo lịnh chúng để tự trói mình đi vào nhà giam.

Với tính khí khái, can đảm hơn người đó, chiến hữu Nguyễn Văn Thanh được ban lãnh đạo Mặt Trận tin cậy, tuyển chọn, và giao trách vụ nặng nề, làm chỉ huy trưởng Toán Minh Vương 2.

Ban lãnh đạo Mặt Trận tiếp tục kế hoạch bị bỏ lỡ do thất bại của Toán Minh Vương 1, đó là chọn một bàn đạp tại vùng duyên hải Cà Mau, sau đó xây dựng chiến khu trong nội địa, có nơi chốn đón nhận số lượng vũ khí từ Thái chuyển về theo đường tàu biển.

Đây là nhiệm vụ quan yếu của Toán Minh Vương 2 do chiến hữu Nguyễn Văn Thanh có ám số K44, chỉ huy. Chữ K viết tắt từ hai chữ Kinh Kha. Kinh Kha là người anh hùng thời Chiến Quốc bên Trung Hoa. Ông lãnh sứ mạng cao cả của Thái Tử Đan ở nước Yên để vượt qua sông Dịch vào đất Tần diệt trừ tên bạo chúa Tần Thủy Hoàng. Ngày nay, bạo quyền độc tài Cộng Sản đào hang xây hầm ở Hà Nội còn tàn bạo gấp ngàn lần tên bạo chúa Trung Hoa.

Bên cạnh đó, chiến hữu Nguyễn Văn Thanh còn được giao nhiệm vụ quan trọng là thay mặt ban lãnh đạo Mặt Trận liên lạc với nhiều nhân vật đấu tranh trong nước, làm trung gian cho các cuộc gặp sau này giữa một số cán bộ hải ngoại và những người yêu nước trong nội địa.

Toán Minh Vương 2 còn được phân công tiến hành tích cực tổ chức các hoạt động quân sự nhắm vào các cơ sở của lũ bạo quyền đặt tại nhiều địa phương, trong đó có Sài Gòn.

So với Toán Minh Vương 1 thì toán của chiến hữu Nguyễn Văn Thanh rất quan trọng, làm đầu cầu mở đường cho các toán đi sau cũng như xúc tiến chiến lược xâm nhập của Mặt Trận.

Thông qua sự liên lạc với chính quyền Thái, Mặt Trận có một đội tàu gồm 4 chiếc, được sự đồng ý của Thái nên có bến đậu, chỗ xuất phát, và quay về.

Ngày 12/5/1.981, tức 4 tháng sau khi toán kháng chiến quân do chiến hữu Trần Dự chỉ huy bị bắt, thì Toán Minh Vương 2 lên đường từ tỉnh Trat ở bờ biển phía Nam của Thái Lan. Trên 2 tàu có 16 kháng chiến quân, và có tàu ngoại quốc đi theo canh giữ an ninh cho đến hải phận quốc tế giáp vùng biển Việt Nam thì họ quay về.

Tàu do chiến hữu Nguyễn Văn Thanh được ngụy trang bảng số tỉnh Phú Khánh (Phú Yên – Khánh Hòa), tiến vào vùng biển Cà Mau, dự định đổ bộ xuống vàm Sông Ông Đốc thuộc huyện Trần Văn Thời của tỉnh Minh Hải, nay là Cà Mau.

Lúc 9 giờ tối ngày 15/5/1.981, sau ba ngày đi trên biển, đoàn tàu của Toán Minh Vương 2 tiến vào Bãi Ghe gần vàm Sông Ông Đốc, và 16 kháng chiến quân đổ bộ vào khu rừng ven bờ. Cả toán mang những thùng chứa vũ khí, đạn dược vào bờ rồi chôn xuống đất.

Từ 9 giờ tối cho đến gần sáng, do không rõ địa hình, và quân trang, quân dụng nhiều nên Toán Minh Vương 2 di chuyển chậm, rất khổ cực.

Trong Toán Minh Vương 2 có một kháng chiến quân tên Phạm Thanh Danh mang ám số là K64, anh là người vùng Sông Ông Đốc. Danh cũng là toán phó. Khi đặt chân vào bờ, chiến hữu Nguyễn Văn Thanh phân công Phạm Thanh Danh cùng với 2 kháng chiến quân băng rừng đi đến thị trấn Rạch Ráng thuộc huyện Trần Văn Thời mua một chiếc vỏ lãi dùng làm phương tiện chở số kháng chiến quân còn lại đi đến một địa điểm sâu trong đất liền theo như kế hoạch đổ bộ.

Vỏ lãi là loại thuyền máy hình thoi được cải tiến từ xuồng ba lá (tam bản). Vỏ lãi còn được gọi là vỏ tắc ráng hay vỏ vọt. Vỏ lãi được dân địa phương coi như một loại xe gắn máy để di chuyển trong vùng nhiều kinh rạch ở miền Tây Nam Phần.

Phạm Thanh Danh khi đặt chân lên vùng bờ biển này, anh chạnh lòng nhớ nhà, nhớ vợ con. Và một quyết định sai lầm trong cuộc đời là anh Phạm Thanh Danh bỏ đoàn quân rồi đi đến trụ sở Công An huyện Trần Văn Thời đầu thú, sau đó khai báo sự có mặt của Toán Minh Vương 2 vừa đổ bộ vào đêm qua.

Cùng lúc đó, Bộ Nội Vụ độc tài Cộng Sản do tên đầu sỏ Phạm Hùng chỉ huy, sau khi bắt được gần hết Toán Minh Vương 1 thì chúng đoán biết Mặt Trận sẽ tiếp tục các cuộc xâm nhập nên chúng đã cho bộ đội, công an, canh phòng cặp theo biên giới trên đất liền và bờ biển từ Hà Tiên kéo dài đến Phú Khánh (Phú Yên và Khánh Hòa).

Khi đội tàu của Toán Minh Vương 2 áp sát bờ biển Cà Mau thì bị chúng phát hiện. Đầu tiên, giặc chỉ biết là có tàu lạ. Tin này đã được nhanh chóng báo về cho tên giặc già Phạm Hùng biết. Và kết hợp lời khai của Phạm Thanh Danh, Bộ Nội Vụ độc tài Cộng Sản ngay lập tức cho công an, bộ đội tấn công Toán Minh Vương 2 vào ngày 16/5/1.981. Đơn vị Cộng Sản tấn công do chính Phạm Thanh Danh dẫn đường.

Cuộc chiến đã xảy ra, mãnh hổ nan địch quần hồ. 15 anh em kháng chiến quân không thể đương đầu nổi với lũ lang sói khát máu người.

Một số anh em kháng chiến quân bị bắt, có vài anh em bị thương. Riêng người chỉ huy là chiến hữu Nguyễn Văn Thanh quyết liệt chống trả, không đầu hàng chúng. Ông rút sâu vào khu rừng ngập nước để cố thủ kiên cường. Sau cùng ông đã nằm xuống một cách oanh liệt trước bầy lang sói khát máu.

Xin nghiêng mình kính chào người anh hùng cứu quốc!!! Ông đã hy sinh hết sức oanh liệt và khí phách, để lại tấm gương hào hùng cho bao thế hệ Việt sau này kính phục. Vô cùng thương tiếc người Anh Hùng Kháng Chiến Quân Nguyễn Văn Thanh.

Cho đến nay, thân thế, gia đình người Anh Hùng Nguyễn Văn Thanh ít được người biết. Không rõ ông sinh năm nào, ở đâu, và tình trạng cha mẹ, vợ con ra sao???

Sau khi tung quân giặc tiêu diệt và bắt sống toàn bộ Toán Minh Vương 2, độc tài Cộng Sản lịnh cho đám tay sai ra bờ biển, nơi hai tàu của lực lượng kháng chiến quân đổ bộ vào lúc 9 giờ tối ngày 15/5 để thu gom số lượng vũ khí lên đến 3,5 tấn. Chúng phải mất cả ngày để chuyển vận số lượng lớn vũ khí này về đến văn phòng Công An huyện Trần Văn Thời.


Đường Tiến Quân Đổ Bộ Từ Tỉnh Trat - Thái Vào Cà Mau Của Toán Minh Vương 2.

Bản Đồ Chi Tiết Các Huyện Ven Biển Của Tỉnh Cà Mau.

Bản Đồ Huyện Trần Văn Thời Với Hai Địa Điểm Đổ Bộ
 Là Vàm Sông Ông Đốc Và Hòn Đá Bạc, Do Mặt Trận Lê Quốc Túy Tiến Hành.




Loại tàu của Mặt Trận đưa số kháng chiến quân xâm nhập đổ bộ vùng biển Cà Mau.

Võ Khí Của Kháng Chiến Quân Khi Đổ Bộ Đã Bị Giặc Cộng Thu Giữ.

Vũ Khí Bị Cộng Sản Chiếm Lấy Khi Cuộc Đổ Bộ Thất Bại.

Các Kháng Chiến Quân Bị Giặc Cộng Bắt Giữ Khi Cuộc Đổ Bộ Thất Bại.
Nguồn hình:

Phạm Thanh Danh Tức K64, Còn Được Gọi Là Sáu Danh.

K55 Trần Ngọc Điền (thứ 2 từ phải sang) Và K64 Phạm Thanh Danh (thứ 4 từ trái sang) Tại Di Tích Hòn Đá Bạc.
Trần Ngọc Điền Là Một Kháng Chiến Quân,
Sau Khi Bị Bắt Trong Cuộc Đổ Bộ Lần Thứ Hai Vào Tháng 9/1.981,
Bị Dụ Dỗ Và Đã Tự Nguyện Làm Nội Tuyến Cho Giặc Cộng.
Hình Chụp Ngày 6/9/2.010 Khi Bọn Tay Sai Công Khai Ra Mặt.

http://www.sggp.org.vn/ke-hoach-cm12-va-nhung-nguoi-an-mat-226115.html


4/ Hậu Quả Nguy Hiểm Sau Cuộc Đổ Bộ Lần Thứ Nhất

Nhân vật chính phá hoại toàn bộ cuộc sống của Toán Minh Vương 2 là Phạm Thanh Danh.

Phạm Thanh Danh tức Sáu Danh trước kia là bộ đội Cộng Sản hoạt động ở vùng Đông Nam Bộ. Sau 30/4/1.975, hắn ta về quê ở Cà Mau và hoạt động trong ngành hải sản. Năm 1.979, Sáu Danh vượt biển đến Thái để tìm tự do, trong thời gian chờ đợi định cư, Sáu Danh quyết định tham gia Mặt Trận Lê Quốc Túy.

Với quá khứ là bộ đội, cán bộ hải sản, cho nên sau khi đầu hàng giặc Cộng, Bộ Nội Vụ do tên giặc già Phạm Hùng làm đầu sỏ đã nhanh chóng xây dựng một kế hoạch phản gián, với Sáu Danh là đối tượng chính để lừa đảo ban lãnh đạo Mặt Trận vào vòng vây của giặc.

Kế hoạch CM-12 của Bộ Nội Vụ Cộng Sản chính thức được khai sinh ngay sau phá hư đợt đổ bộ của Toán Minh Vương 2. CM là viết tắt của hai chữ Cà Mau, lúc đó có tên là Minh Hải do Việt Cộng nặn ra, còn số 12 là lấy từ ngày xâm nhập 12/5/1.981 của Toán Minh Vương 2.

Sau khi Sáu Danh đầu thú và khai báo, tên giặc già Phạm Hùng đã chọn Sáu Danh làm con chốt tốt để thực hiện kế hoạch CM-12.

Để âm mưu tương đối hoàn chỉnh, chúng đã gài tên Trần Phương Thế tức Tám Thậm vào trong tổ của Phạm Thanh Danh, trong tư thế là một kháng chiến quân mới do Phạm Thanh Danh kết nạp ở nội địa. Phạm Hùng đã sai khiến Sáu Danh phải nói với ban lãnh đạo Mặt Trận về khả năng của Trần Phương Thế trong việc xây dựng khu chiến quốc nội. Và Trần Phương Thế sẽ là một kháng chiến quân tốt cho công việc cùng với Sáu Danh.

Sự thuyết phục của sáu Danh đã có hiệu quả, khi sau này chính ông Mai Văn Hạnh đã tham dự cuộc xâm nhập về Cà Mau, và gặp Trần Phương Thế trong mật khu giả do chính Trần Phương Thế và Sáu Danh dàn dựng dưới sự chỉ đạo của Bộ Nội Vụ Cộng Sản.

Trần Phương Thế tức Tám Thậm lúc đó hơn 30 tuổi, hắn là Đại Úy Trưởng Phòng Bảo Vệ Chính Trị của Công An tỉnh Cà Mau, và là một tên cán bộ đảng trung kiên với đảng cướp một cách ngu si. Khi Sáu Danh giới thiệu với ban lãnh đạo Mặt Trận qua điện đài thì Tám Thậm được hợp pháp chui vào hoạt động nội tuyến trong Mặt Trận với bí danh là Hai Tài hay Hai Râu.

Giống như tên giặc già Phạm Hùng, Trần Phương Thế là người Miền Nam, bị đám Cộng Sản Miền Bắc dụ dỗ, làm lợi cho chúng, và cống hiến hết cuộc đời cho đám Cộng Sản Miền Bắc, trong khi quyền lực chính trị thì không có tên Cộng Sản Miền Nam nào được chia phần. Đám Cộng Sản Miền Nam chỉ là cán bộ địa phương, cấp thấp. Có tên nào nắm được quyền lực ở Trung Ương Hà Nội, trong Bộ Chính Trị??? Cho đến nay, nhiều tên Cộng Sản ở Miền Nam chưa thấy được cái dại làm tay sai cho đám Cộng Sản Miền Bắc để tàn phá xã hội Việt Nam.

Với Phạm Thanh Danh, Trần Phương Thế, Bộ Nội Vụ Hà Nội đã dàn dựng nhiều âm mưu để đánh lừa ban lãnh đạo Mặt Trận tại Thái. Từ sau cuộc đổ bộ của Toán Minh Vương 2, tất cả những cuộc đổ bộ về sau, bao gồm nhân sự hoạt động, võ khí, hàng chiến lược cho cuộc nổi dậy, đều bị Bộ Nội Vụ độc tài Cộng Sản chủ động sắp xếp để đưa lực lượng kháng chiến vào tròng, rồi vào tù. Hậu quả của cuộc thất bại từ Toán Minh Vương 2 hết sức nguy hiểm, làm tiêu vong Chiến Lược Hồng Kông 1 của Mặt Trận Thống Nhất Các Lực lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam.

Trần Phương Thế (tự Tám Thậm), Bí Số NKA1 (bìa trái) Cùng Ông Mai Văn Hạnh (bìa phải) và Ông Huỳnh Vĩnh Sanh (đứng giữa) Tại Căn Cứ Giả Ở Cà Mau.

Trần Phương Thế Tức Tám Thậm, Một Tên Công An Làm Trưởng Phòng Bảo Vệ Chính Trị Tỉnh Minh Hải, Lúc Về Già.
Video này được đưa lên mạng năm 2.015.

Tám Thậm Cùng Vợ Và Hai Cháu.

Tám Thậm Trần Phương Thế (bên phải) Chụp Chung Với Hai Tên Tay Sai Đầu Sỏ Địa Phương Là Bí Thư Tỉnh Ủy Và Giám Đốc Công An Tỉnh Cà Mau.
Hình được đưa lên mạng vào tháng 9/2.010.
Ảnh Nguồn: http://cand.com.vn/Guong-sang/Chuyen-an-CM12-va-chuyen-ke-cua-nguoi-trong-cuoc-97473/

Những Cuộc Đổ Bộ Do Độc Tài Cộng Sản Sắp Xếp Sau Khi Cài Xong Nội Tuyến Vào Mặt Trận

5/ Cuộc Đổ Bộ Bằng Đường Biển Lần Thứ Hai (Tính theo thứ tự sau cuộc đổ bộ của Toán Minh Vương 2)

Ngày 9/9/1.981, Mặt Trận lại tổ chức cuộc đổ bộ lần thứ hai bằng đường biển, sau cuộc đổ bộ do chiến hữu Nguyễn Văn Thanh chỉ huy 4 tháng trước đó. Tất nhiên, cuộc đổ bộ lần thứ hai này, ban lãnh đạo Mặt Trận tin cậy và tùy thuộc vào sự báo cáo của tên nội tuyến Sáu Danh cùng tên công an tay sai Tám Thậm Trần Phương Thế.

Chính ngày giờ và tháng của cuộc đổ bộ lần này cũng do sự sắp xếp của Bộ Nội Vụ độc tài Cộng Sản thông qua các cuộc điện đài của Sáu Danh và Trần Phương Thế với ban lãnh đạo Mặt Trận tại Thái.

Trong chuyến đổ bộ này, Mặt Trận chỉ định kháng chiến quân Trần Ngọc Điền có ám số là K55 chỉ huy. Cuộc đổ bộ có 6 kháng chiến quân, mang theo trên tàu 12 tấn vũ khí, 3.800 đô la, cùng các qui định mật mã mới trong việc báo cáo qua điện đài.

Sáu kháng chiến quân này sẽ là 6 cán bộ về thành phố hoạt động sau khi cuộc đổ bộ thành công theo kế hoạch của ban lãnh đạo Mặt Trận tại Thái.

Theo sự sắp xếp của Sáu Danh, hai chiếc tàu của Mặt Trận tiến vào địa điểm Vàm Bảy Ghe cách Sông Ông Đốc khoảng 5 km vào lúc 7 giờ 10 phút tối ngày 9/9/1.981. Số lượng vũ khí được đóng trong các thùng hàng được quăng xuống biển gần bờ và mất 3 tiếng đồng hồ để làm công việc quăng và thu vớt. Những người làm công tác thu vớt các kiện hàng này đều do Cộng Sản sắp xếp. Trời tối và có lúc có mưa nên việc thu gom số lượng vũ khí cũng rất khó khăn cho chúng.

Riêng 6 kháng chiến quân sau khi lên bờ bị nội tuyến giả vờ đưa đi đến địa điểm họp mặt, sau đó bị công an bắt gọn đưa vào trại giam của chúng.

Tất nhiên cuộc đổ bộ bị thất bại hoàn toàn, vì đó là do sắp xếp của Bộ Nội Vụ Cộng Sản thông qua tên Sáu Danh và Tám Thậm. Toàn bộ cuộc đổ bộ bị đưa vào tròng, hàng hóa, tiền bạc, súng đạn bị chúng tịch thu một cách êm ái. Và dựa theo chỉ thị của Bộ Nội Vụ, Sáu Danh liên lạc với ban lãnh đạo Mặt Trận tại Thái để báo cáo sự an toàn, thành công tốt đẹp của cuộc đổ bộ.

Cần nhớ là Mặt Trận có đội tàu gồm 4 chiếc, và có lúc đổ bộ bằng hai tàu, nhiều hoặc ít hơn, tùy vào số lượng vũ khí của mỗi chuyến. Khi chuyển hàng và nhân sự tại địa điểm Sông Ông Đốc hay Hòn Đá Bạc xong xuôi thì tàu lại trở về bến cảng tại tỉnh Trat ở Miền Nam Thái. Bộ Nội Vụ Cộng Sản cho phép tàu trở ra vùng biển Việt Nam và quay lại Thái để chúng tiếp tục dụ mồi. Cho đến khi chúng bắt được chuyến đổ bộ cuối cùng có ông Mai Văn Hạnh và Trần Văn Bá vào tháng 9/1.984 thì chúng bắt giữ luôn hai chiếc tàu trong cuộc đổ bộ đó.

Có một tình huống mới xuất hiện và lại không tốt cho Mặt Trận trong cuộc đổ bộ lần thứ hai bằng đường biển, đó là việc người chỉ huy tên Trần Ngọc Điền.

Trần Ngọc Điền chỉ huy toán kháng chiến gồm 5 người, cộng với Điền là 6. Toán này theo kế hoạch sẽ được đưa về Miền Đông Nam Bộ, chính yếu là khu vực tỉnh Đồng Nai, lúc đó gồm cả tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Theo ban lãnh đạo Mặt Trận, việc tung toán kháng chiến quân do Trần Ngọc Điền chỉ huy về Việt Nam vào ngày 9/9/1.981 là chuẩn bị cho nhân sự tại khu vực Đồng Nai thuộc Quân Khu B trong chương trình hành động của Mặt Trận.

Toán của Trần Ngọc Điền sẽ có nhiệm vụ phát triển nhân sự tại vùng Đông Nam Bộ, và xây dựng các bãi đổ hàng chiến lược tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo dự tính của ban lãnh đạo Mặt Trận, sau khi Trần Ngọc Điền ổn định được bàn đạp tại Đồng Nai, thì Mặt Trận sẽ tung thêm 20 nhân sự về vùng Đồng Nai qua ngã Cà Mau, và giao cho một kháng chiến quân có ám số HK132 chỉ huy toàn bộ nhân sự và công việc tại khu vực Đông Nam Bộ.

Mặt Trận muốn mở rộng vùng hoạt động, không những tại Cà Mau mà còn lấn đến vùng Đồng Nai.

Bộ Nội Vụ Cộng Sản khi bắt được toán kháng chiến quân do Trần Ngọc Điền chỉ huy, và chúng đã biết ý định của ban lãnh đạo Mặt Trận. Do vậy chúng mưu tính thuyết phục 6 kháng chiến quân này làm việc cho chúng, đặc biệt là Trần Ngọc Điền, vì Điền được ban lãnh đạo Mặt Trận tin cậy.

Theo hồ sơ của độc tài Cộng Sản, Trần Ngọc Điền khi tham gia Mặt Trận là một thanh niên có lý tưởng chống Cộng, cứng rắn, và có khả năng làm việc, nên được Mặt Trận tin dùng.

Khi Trần Ngọc Điền bị bắt trong cuộc đổ bộ thì bị đưa về trại giam Cây Gừa của tỉnh Minh Hải nay là Cà Mau. Tại đây, Trần Ngọc Điền cương quyết không khai báo và tự sát, nhưng bất thành vì Cộng Sản muốn thu dụng Trần Ngọc Điền. Sau khi được đám công an cứu chữa, Trần Ngọc Điền hồi phục sức khỏe và bị bọn chúng dùng mưu ma chước quỉ để lôi kéo. Sau cùng Trần Ngọc Điền lọt vào âm mưu “dùng người của địch đánh địch”.

Có câu chuyện mà hệ thống tuyên truyền láo xạo của bộ máy công an độc tài tung ra là, khi được cứu sống sau cuộc tự sát bất thành, Trần Ngọc Điền được chữa trị để phục hồi sức khỏe, có một hôm Điền thèm thuốc lá thì tên công an điều tra của tỉnh Minh Hải là Ba Gừng đã đưa cho Điền một gói thuốc thơm, còn Ba Gừng thì hút thuốc rê. Thấy vậy, Điền sinh ra cảm phục cán bộ.

Điền còn trẻ nên không biết hệ thống quan liêu dữ dội của bộ máy độc tài Cộng Sản. Tên công an điều tra Ba Gừng trước mắt Điền thì hút thuốc rê, nhưng ở bên ngoài trại giam thì hút thuốc thơm, ăn nhậu, vô bar chơi với gái đẹp, hay về nhà bàn tính với vợ con lo chuyện hối lộ tham nhũng để mua đất xây biệt phủ, thì làm sao Trần Ngọc Điền biết được. Rõ là quá dại.

Việc của tên Nguyễn Phước Tân, một đầu sỏ công an chỉ đứng sau hai tên giặc già Phạm Hùng, Cao Đăng Chiếm trong kế hoạch CM -12 thì đã quá rõ ràng. Nguyễn Phước Tân giết đồng chí cũng là đồng lõa của hắn trong tù để bịt miệng vụ bán bãi cho người dân vượt biển, nhằm để chiếm số lượng vàng trong vụ bán bãi. Kinh khiếp chưa Trần Ngọc Điền.

Từ sau những ngày tháng bị giam tại trại Cây Gừa, kháng chiến quân Trần Ngọc Điền và 5 kháng chiến quân trong toán đã trở thành nội tuyến của giặc Cộng. Các báo cáo về cho ban lãnh đạo Mặt Trận tại Thái đều do Bộ Nội Vụ độc tài Cộng Sản sắp xếp cho Trần Ngọc Điền.

Ban lãnh đạo Mặt Trận cương quyết chọn hai địa điểm Cà Mau và Đồng Nai để làm bãi đổ hàng chiến lược như vũ khí và nhân sự từ Thái Lan về Việt Nam. Nhưng phía giặc lo ngại chúng không thể kiểm soát được hết nên bọn chúng chỉ muốn tập trung vào Cà Mau. Vì thế chúng xây dựng kế hoạch ĐN -10 song song với kế hoạch CM-12. Tuy nhiên, trong kế hoạch ĐN -10, chúng sử dụng Trần Ngọc Điền làm kế hoãn binh để Mặt Trận tập chú việc đổ hàng ở Cà Mau.

Sau vụ án được xét xử vào cuối năm 1.984, thì Bộ Nội Vụ Cộng Sản mới tiếp tục rảnh tay để lôi kéo ông Lê Quốc Túy đổ hàng và xâm nhập về Miền Đông với con chốt nội tuyến Trần Ngọc Điền để tiêu diệt hết lực lượng của Mặt Trận còn sót lại tại Thái.

Ông Lê Quốc Túy vẫn lầm tin Trần Ngọc Điền, nên vẫn tung quân xâm nhập sau năm 1.984 đến năm 1.988 thì chấm dứt, khi ông Túy bị bịnh chết. Các cuộc xâm nhập theo kế hoạch nhử mồi ĐN-10 đều qua ngã Cam Bốt và về Miền Đông. Tất cả các kháng chiến quân xâm nhập theo tuyến đường này đều bị bắt, tiền, vũ khí đều bị tịch thu như trong kế hoạch CM-12.

Vì thế Trần Ngọc Điền cũng như Phạm Thanh Danh đã phản bội tổ chức, phản bội lý tưởng tự do, phản bội lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam để làm con chốt nội tuyến đắc lực cho giặc Cộng.

6/ Cuộc Đổ Bộ Bằng Đường Biển Lần Thứ Ba (Tính theo thứ tự sau cuộc đổ bộ của Toán Minh Vương 2)

Cuộc đổ bộ lần này chỉ sau cuộc đổ bộ trước có mấy ngày. Lần này Mặt Trận chuyển hàng về bao gồm 10 tấn vũ khí như súng đạn các loại, lựu đạn, chất nổ, nhưng không có nhân sự. Cuộc đổ hàng lần này cũng gần Sông Ông Đốc. Phía giặc Cộng đã sắp xếp việc luân phiên thay đổi các địa điểm đổ hàng và đổ quân ở gần Hòn Đá Bạc và Sông Ông Đốc để ban lãnh đạo Mặt Trận không nghi ngờ về các báo cáo của Sáu Danh.

Theo phía địch, do biển động, trời mưa, nên đôi khi hàng được thả xuống biển đã bị trôi đi mất, không thu được toàn bộ số lượng hàng từ Thái chuyển về.

 7/ Cuộc Đổ Bộ Bằng Đường Biển Lần Thứ Tư (Tính theo thứ tự sau cuộc đổ bộ của Toán Minh Vương 2)

Sau đó gần 5 tháng, Mặt Trận lại tiến hành cuộc đổ bộ lần thứ tư bằng đường biển. Cuộc đổ bộ này diễn ra ngày 1/2/1.982. Lần này số lượng hàng và nhân sự đông nhiều nên Mặt Trận sử dụng đến 4 chiếc tàu. Tất cả có 25 tấn hàng vũ khí, 60 kháng chiến quân, 6 nhân sự giữ vai trò sẽ là cán bộ hoạt động tại thành phố, và một kháng chiến quân có nhiệm vụ truyền tin liên lạc mang ám số K27.

Sau khi nhận được tin qua cuộc trao đổi điện đài giữa Sáu Danh với ban lãnh đạo Mặt Trận, tên giặc già Phạm Hùng đã xin ý kiến từ Bộ Chính Trị của chúng để có được sự phối hợp của bộ đội. Khi hàng và nhân sự của Mặt Trận vừa được đổ xuống đất liền đã bị địch chận bắt, tịch thu, đưa vào nhà kho và nhà giam.

Và cũng như lần trước, Sáu Danh và Tám Thậm đã báo cáo tốt về cuộc xâm nhập cho ban lãnh đạo tại Thái biết tin.

8/ Cuộc Đổ Bộ Bằng Đường Biển Lần Thứ Năm (Tính theo thứ tự sau cuộc đổ bộ của Toán Minh Vương 2)

Đợt đổ bộ này xảy ra vào ngày 8/2/1.982 sau một tuần so với cuộc đổ bộ trước. Địa điểm đổ bộ là Hòn Đá Bạc, Mặt Trận đã cho hai tàu chở vũ khí tiến vào bờ biển. Theo con số do giặc Cộng trưng ra, hai tàu lần này chở hơn 9 tấn vũ khí bao gồm súng AK, súng trường, lựu đạn và B.40. Không thấy con số nhân sự tham gia cuộc đổ bộ này.  Tất cả số vũ khí này đã bị Việt Cộng thu giữ hết.

9/ Cuộc Đổ Bộ Bằng Đường Biển Lần Thứ Sáu (Tính theo thứ tự sau cuộc đổ bộ của Toán Minh Vương 2)

Đợt đổ bộ này cũng diễn ra trong tháng 2 năm 1.982. Vào ngày 18/2/1.982, Mặt Trận lại cho tàu chở võ khí đạn dược cặp biển Cà Mau. Trong cuộc đổ bộ này, tàu đã chuyên chở khoảng 9 tấn vũ khí bao gồm các loại súng trường, lựu đạn, ngòi nổ, dây cháy chậm.

Cũng như lần trước, mồi ngon lại đi vào mồm con hạm lớn đang nằm chực sẵn để nuốt con mồi.

10/ Cuộc Đổ Bộ Bằng Đường Biển Lần Thứ Bảy (Tính theo thứ tự sau cuộc đổ bộ của Toán Minh Vương 2)

Cuộc đổ bộ lần này là chuyến thứ tư chỉ tính riêng trong tháng 2/1.982. Đợt đổ bộ này diễn ra vào ngày 27/2/1.982. Số lượng võ khí lên tới 11 tấn rưỡi, bao gồm lựu đạn, đạn RPĐ, đạn B40. Tất cả cũng đã bị giặc Cộng chiếm lấy.

Súng PRĐ là loại tiểu liên do Liên Sô, Trung Cộng chế tạo. Loại đạn của nó cũng giống như đạn AK.47.

11/ Cuộc Đổ Bộ Bằng Đường Biển Lần Thứ Tám (Tính theo thứ tự sau cuộc đổ bộ của Toán Minh Vương 2)

Hai tháng sau, ông Mai Văn Hạnh có ám số là C5 (chữ C này có thể viết tắt từ chữ Center, hay Central có nghĩa là trung tâm hay trung ương) muốn vào tận Cà Mau để kiểm tra tình hình thực tế.

Cuộc điện đàm giữa trung tâm ở Băng Cốc và Sáu Danh tại Cà Mau đã bị Hà Nội nắm giữ toàn bộ nội dung. Thế là tên giặc già Phạm Hùng đã bàn với nhiều tên cán bộ công an tại Cà Mau để chỉ thị cho Sáu Danh khuyến khích ông Mai Văn Hạnh vào tận nơi kiểm tra.

Ngày 13/4/1.982, ông Mai Văn Hạnh theo chuyến tàu xâm nhập vào Cà Mau. Tại đây, ông Hạnh gặp Sáu Danh, Tám Thậm, và một số cơ sở kháng chiến. Tất cả cuộc gặp này, và những địa điểm mà ông Hạnh lui tới trong 1 tuần lưu lại Cà Mau đều do giặc Cộng thu xếp.

Giặc cũng dùng các cơ sở kháng chiến giả để đưa ông Huỳnh Vĩnh Sanh và ông Lê Quốc Quân từ Sài Gòn về mật cứ giả ở Cà Mau, Bạc Liêu để gặp ông Mai Văn Hạnh bàn công việc.

Tính từ thời điểm xâm nhập đầu tiên do Toán Minh Vương 2 tiến hành thì lúc ông Hạnh vào kiểm tra là gần đúng một năm.

Ngày 19/4/1.982, ông Mai Văn Hạnh trở về Băng Cốc sau khi đã báo cáo kết quả cuộc đi thực địa tốt đẹp thông qua nhóm điện đài của Sáu Danh, Tám Thậm đặt gần vùng Hòn Đá Bạc, Sông Ông Đốc.

Chuyến tàu đón ông Mai Văn Hạnh về Thái có mặt ông Trần Văn Bá.

12/ Cuộc Đổ Bộ Bằng Đường Biển Lần Thứ Chín (Tính theo thứ tự sau cuộc đổ bộ của Toán Minh Vương 2)

Đợt đổ bộ lần thứ 9, chính yếu là đón ông Mai Văn Hạnh trở lại Băng Cốc, và nhân tiện đó đổ thêm hàng như súng đạn. Trong chuyến đổ bộ ngày 19/4/1982, Mặt Trận đã mang hơn 9 tấn vũ khí đổ vào vùng biển Cà Mau. Và cũng như lần trước, giặc Cộng đã thu gom hết số vũ khí này bao gồm súng AK, B40.

13/ Cuộc Đổ Bộ Bằng Đường Biển Lần Thứ Mười (Tính theo thứ tự sau cuộc đổ bộ của Toán Minh Vương 2)

Vào ngày 4/6/1.982, Mặt Trận dự định thực hiện cuộc đổ bộ lần thứ 10, trong cuộc đổ bộ này, ngoài hàng hóa, còn có sự hiện diện của C4 (ông Lê Quốc Túy) và C5 (ông Mai Văn Hạnh) cùng đi thực địa để kiểm tra.

Trong chuyến đổ bộ này, có 11 kháng chiến quân, và số lượng vũ khí có nhiều tấn, có tiền giả rất nhiều. Cũng như lần trước, Bộ Nội Vụ giặc dàn dựng cho các cơ sở kháng chiến giả có cuộc gặp với hai ông Túy, Hạnh. Chúng chưa ra tay bắt gọn hai nhân vật lãnh đạo là vì nhân sự của Mặt Trận tại Thái còn 100 kháng chiến quân.

Riêng hai ông Túy, Hạnh sau khi gặp và trao đổi với các nhân sự trong nước đã được cho quay về Thái, còn hàng hóa, tiền giả, số kháng chiến quân đều bị giặc Cộng bắt giữ một cách êm thấm, bí mật.

Từ năm 1.981 đến năm 1.984, Mặt Trận đã thực hiện 17 cuộc đổ bộ bằng đường biển.

14/ Cuộc Đổ Bộ Bằng Đường Biển Lần Thứ 18 (Tính theo thứ tự sau cuộc đổ bộ của Toán Minh Vương 2)

Đây là cuộc đổ bộ sau cùng, và chuyến này có hai nhân vật quan trọng, đó là ông Mai Văn Hạnh và ông Trần Văn Bá. Chuyến đi cũng có hơn 10 kháng chiến quân (có tin nói chuyến đổ bộ này có tất cả 21 người) và một số lượng vũ khí đáng kể.

Cuộc đổ bộ này có mục đích đưa hai nhân vật lãnh đạo là ông Mai Văn Hạnh và Trần Văn Bá về khu chiến quốc nội hoạt động, chỉ đạo trực tiếp tình hình trong nước.

Địa điểm đổ bộ là Hòn Đá Bạc. Thời điểm đổ bộ là ngày 9/9/1984. Tất cả đều do Bộ Nội Vụ giặc sắp xếp. Chuyến đi này không có ông Lê Quốc Túy đi như dự định, vì ông bịnh thình lình.

Giặc nhận định đã thu hút gần hết kháng chiến quân tại Thái về mật khu giả và đã bắt giữ được, lực lượng Mặt Trận không còn bao nhiêu, nên chúng quyết định kết thúc kế hoạch CM – 12, bắt giữ hai ông Hạnh và Bá. Sau đó tổ chức phiên tòa vào tháng 12/1.984, công khai toàn bộ các hoạt động xâm nhập và kế hoạch gây bạo loạn của Mặt Trận Lê Quốc Túy tại phiên tòa.

Số lượng vũ khí bị tịch thu do Cộng Sản trưng ra có vài con số khác nhau. Phía lãnh đạo Mặt Trận không nói rõ về số lượng vũ khí, cũng không nói đến nguồn gốc các loại vũ khí này. Có một lãnh đạo Mặt Trận từ Thái về và bị giam là ông Mai Văn Hạnh. Nhưng Cộng Sản không trưng ra nội dung các buổi hỏi cung ông Hạnh. Vì vậy sự kiện liên quan đến số lượng và các loại võ khí tịch thu được của Mặt Trận, hoàn toàn là do phía Cộng Sản chủ động đưa ra.
 Trong thời kỳ các năm đầu thập niên 1.980, lực lượng kháng chiến Cam Bốt bao gồm phe Quốc Gia và Cộng Sản đóng tại biên giới Thái – Cam Bốt để chống lại sự xâm lăng chiếm đóng của Cộng Sản Việt Nam, họ cũng đã nhận được khối lượng vũ khí dồi dào của nhiều nước trong đó có Trung Cộng.
 Trong thời chiến tranh xâm lược Việt Nam, ở Miền Nam, nền Cộng Hòa cũng đã tiếp nhận biết bao nhiêu là loại võ khí, máy bay, xe tăng của các đồng minh trên thế giới để xây dựng lực lượng chống lại quân Cộng nô xâm lược.
 Tại Miền Bắc, ngay từ giờ phút đầu tiên của lực lượng giải phóng quân do tên giặc già Hồ Chí Minh lập ra, Cộng Sản đã hoàn toàn phụ thuộc vào sự viện trợ súng đạn, quân nhu, quân cụ, hậu cần của khối Cộng quốc tế mà Nga Cộng, Tàu Cộng là hai nước viện trợ nhiều nhất cho tên đàn em nghèo đói Cộng Sản Bắc Việt.
 Khi cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam được đẩy mạnh và mở rộng do tham vọng ngu si của tên giặc Hồ Chí Minh thì Miền Bắc Cộng Sản càng lệ thuộc nặng nề vào khối lượng vũ khí của đàn anh.
 Khối lượng vũ khí đó là bao nhiêu??? 100 ngàn tấn??? 1 triệu tấn??? 5 triệu tấn???
 Nó là một ẩn số bởi vì bộ máy cầm đầu đảng cướp có miệng ăn vô số các món ăn ngon bổ dưỡng cho thân thể chúng cường tráng để sống lâu, nhưng lại không chịu mở to mồm để nói lên sự thật cho quốc dân đồng bào biết được.
 Bao nhiêu vũ khí nhận được của đàn anh thì ngay sau khi chiếm được Miền Nam tự do, Cộng Sản Bắc Việt đã phải lấy gạo, hàng hóa, lãnh thổ ở Miền Nam hoàn trả lại cho sự vay mượn đó. Nhường đảo Hoàng Sa, cắt đất biên giới ở vùng Hoa – Việt cho Tàu Cộng là một chứng minh tính chất nô lệ ngoại bang của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Số Lượng 300 Tấn Vũ Khí (có con số khác là hơn 130 tấn) Và 14 Tấn Tiền Giả Tịch Thu Được Của Mặt Trận Lê Quốc Túy Bị Cộng Sản Trưng Bày Tại Sài Gòn Trước Phiên Xử
Ông Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá, Cùng Nhiều Kháng Chiến Quân Anh Hùng
Từ Ngày 14 Đến 18 Tháng 12/1.984.

Nguồn tham khảo




XIV/ Phần Nhận Định Về Kế Hoạch Tổ Chức Xâm Nhập – Đổ Bộ 

1/ Nhận Định Về Cuộc Xâm Nhập Đầu Tiên Bằng Đường Bộ

Đây là chuyến xâm nhập lịch sử, đầu tiên, từ khi tập đoàn Cộng Sản Hà Nội bán nước, chiếm được Miền Nam tự do, cho đến tận bây giờ.

Chỉ trong 5 năm, tính từ ngày 30/4/1.975, Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam đã tuyển mộ được một đoàn quân kháng chiến yêu nước, nhiệt tình với lý tưởng chống Cộng độc tài, và thực hiện sứ mệnh cao cả, xâm nhập để tổ chức cuộc kháng chiến ngay trong nội địa.

Việc xâm nhập được tiến hành trong bối cảnh địch đang đóng hơn 100 ngàn bộ đội trên đất Cam Bốt. Và đợt xâm nhập đầu tiên đã trót lọt, trong suốt chuyến đi ngang qua lãnh thổ Cam Bốt, địch không phát hiện.

Và phải nói đến lòng gan dạ, sẳn sàng hy sinh, chịu đựng nhiều gian khổ của các kháng chiến quân anh hùng thuộc Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam.

Những đức tính tốt đẹp trên đã giúp 23 anh hùng vô danh lên đường thực hiện cuộc hành trình quá gian lao, cực khổ. Vượt hàng trăm cây số rừng núi, ngày đi đêm nghỉ, luôn trong tư thế sẳn sàng chiến đấu, cảnh giác cao, ăn uống không đủ dinh dưỡng trong suốt cuộc hành trình. Và bảo toàn được quân số, quân trang, quân dụng, khi về đến đất Mẹ vào đầu tháng 1 năm 1.981.

Đây là một kỳ tích, một chiến công rất đang ca ngợi của những người con đất Việt trong lúc quê hương đang bị cai trị bởi một lũ hết sức tham quyền, cực kỳ phản động, luôn luôn - thường trực quyết liệt chống lại ý chí muốn được sống trong tự do dân chủ của quốc gia và dân tộc Việt Nam chúng ta.

Nhìn vào diễn biến cuộc xâm nhập đường bộ vào tháng 12/1.980 của 23 kháng chiến quân thuộc Toán Minh Vương 1 của Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam, chúng ta thấy có 4 điểm cần phân tích và nhận định.

a/ Việc ông Lê Chơn Tình không đồng ý bắt tay với Toán Minh Vương 1 khiến cho kế hoạch thiết lập căn cứ ở vùng Bảy Núi của Mặt Trận không thể tiến hành. Và như thế, Toán Minh Vương 1 không có địa bàn đóng quân và triển khai hoạt động kháng chiến như đã dự định từ bên căn cứ ở Thái.

23 kháng chiến quân, với vũ khí, đạn dược, quân dụng, lương thực, an ninh, là một vấn đề lớn trong khi di chuyển ngang qua lãnh thổ Cam Bốt, cũng như trong nội địa Việt Nam. Vì thế, Toán Minh Vương 1 phân làm hai để gởi một toán trở lại Thái báo cáo là điều nên làm. Tuy nhiên, điều đó lại vạch ra nhiều khó khăn cho toán quay về và toán ở lại.

Toán quay về, phải tìm cách bắt liên lạc với kháng chiến Cam Bốt để có người dẫn đường, phải có tiền để mua lương thực dọc đường đi, phải đối phó với rất nhiều đơn vị bộ đội Việt Cộng đang đóng quân trên đất Cam Bốt.

Còn toán kháng chiến quân trú lại thì không có cơ sở kháng chiến để chọn điểm đóng quân và hoạt động. Tiền bạc để nuôi quân, gìn giữ an toàn cho 15 kháng chiến quân. Việc chiến hữu Trần Dự cho di chuyển từ vùng đất Hòa Hảo ở An Giang để đi đến huyện Hòn Đất thuộc Kiên Giang là một thành công vượt bực.

Quyết định di chuyển từ An Giang đến Hòn Đất – Kiên Giang có thể là ý kiến của các anh em kháng chiến quân từng sống ở địa phương này vào thời gian trước kia.

Nhưng tại đây, vì không có cơ sở kháng chiến nên các anh em cũng không chọn được nơi đóng quân và triển khai hoạt động. Vì thế, phải tạm thời phân tán. Có thể chiến hữu Trần Dự, thông qua điện tín viên Huỳnh Phước Nam đã báo cáo về trung ương tại các căn cứ bên Thái Lan để nhận lịnh tạm phân tán.

Còn có thêm những yếu tố không may cho toán quân của chiến hữu Trần Dự. Những yếu tố không may này lại là sự may mắn cho bọn địch khiến đoàn quân kháng chiến bị vây hãm và bị tiêu diệt trong mồm lũ sói lang.

b/ Việc người lính Khmer Đỏ dẫn đường đã ra đầu thú công an tỉnh Tà Keo, khiến cho tung tích đoàn quân xâm nhập bị phát hiện. Trước đó, coi như cuộc xâm nhập trên một quãng đường dài nhưng bộ đội Việt Cộng, và các địa phương thuộc lãnh thổ Việt Nam không phát hiện được sự có mặt của đoàn kháng chiến quân xâm nhập.

c/ Vì không có cơ sở kháng chiến nên một kháng chiến quân đi lạc vào khu kinh tế mới Bình Sơn thuộc Kiên Giang. Sự kiện này khiến địch tại địa phương biết được dấu tích đoàn quân.

d/ Sự kiện kháng chiến quân Trần Minh Hiếu nhớ nhà và trải lòng với Mẹ về việc bí mật của cuộc hành trình xâm nhập khiến cho lộ chuyện, từ đó vị chỉ huy toán bị bắt và cả toán kháng chiến quân bị thất bại.

Những yếu tố không may dẫn chứng bên trên đã đưa đến thất bại đau buồn của Toán Minh Vương 1 là một bài học rất giá trị cho những người đang tham gia đại cuộc tranh đấu chống độc tài Cộng Sản.

Những yếu tố không may do khách quan mang lại như việc người lính Khmer Đỏ đột nhiên ra đầu thú và khai báo, cũng như sự kiện một kháng chiến quân bị lạc khỏi đơn vị và bị bắt, rồi bị tra khảo.

Cạnh đó là các yếu tố không may do chính chúng ta tạo ra như việc ông Lê Chơn Tình không đồng ý hợp tác, mặc dù trước năm 1.975, ông Lê Quốc Túy đã gặp mặt và bàn thảo rồi với ông Lê Chơn Tình, nên ban lãnh đạo Mặt Trận mới đưa Toán Minh Vương 1 xâm nhập về vùng Hòa Hảo.

Điều nữa, người Anh Hùng Lê Quốc Quân, em ruột của ông Túy, là một người hoạt động tích trong Phật Giáo Hòa Hảo. Giữa ông Lê Quốc Quân và ông Lê Chơn Tình, tất nhiên phải có mối quan hệ đồng đạo, bên cạnh lý tưởng chung là phải diệt độc tài cứu nước. Cả hai người này đều ở trong quốc nội, biết được tình hình và có sự liên lạc trong đạo.

Và việc kháng chiến quân Trần Minh Hiếu vì nhớ nhà, thương Mẹ nên gây ra nông nổi để rồi chính người thân làm hại đến công cuộc chung, cũng là bài học rất đáng cho chúng ta suy nghĩ.


2/ Nhận Định Về Cuộc Đổ Bộ Đầu Tiên Bằng Đường Biển

Chỉ 4 tháng, sau khi đợt xâm nhập của Toán Minh Vương 1 thất bại, ban lãnh đạo Mặt Trận đã cương quyết tiếp tục xúc tiến đợt đổ bộ bằng đường biển lần thứ nhất. Chứng tỏ ý chí đi tới, quyết không lùi bước trong chiến lược xây dựng căn cứ địa ở quốc nội với sự hỗ trợ nhân lực và vũ khí từ hải ngoại.

Cũng giống như Toán Minh Vương 1, Toán Minh Vương 2 đã tạo được yếu tố bất ngờ, có nghĩa là địch không hề biết được địa điểm đổ bộ theo kế hoạch của ban lãnh đạo Mặt Trận vạch ra.

Ở điểm này, đầu tiên chúng ta phải nói tới lòng hy sinh cao quí của anh em kháng chiến quân. Khi tàu áp sát vào bờ biển, anh em phải nhảy xuống nước cạn và lội vào bờ, sau đó bỏ công sức chôn giấu 3,5 tấn vũ khí được cất trong các thùng cây, và rồi phải ém quân vào khu rừng ngập nước.

Không có nơi trú quân, tất nhiên, anh em phải tạm mắc võng trên cây rừng để nghỉ ngơi, và dùng thức ăn khô để qua đêm trong lúc quần áo ướt, và không được tắm giặt trong hơn 3 ngày đêm đi trên biển chuẩn bị cho cuộc đổ bộ.

Thế mà tên phản bội Phạm Thanh Danh lại đành tâm dẫn đường chỉ lối cho bọn giặc Cộng vào đến tận nơi truy sát 15 kháng chiến quân anh hùng.

Cũng giống như Toán Minh Vương 1, cái hại chết người cho cuộc xâm nhập không đến từ giặc Cộng, mà đầu tiên nó xuất phát từ bên trong nội bộ chúng ta. Chính sự rạn nứt trong nội bộ đoàn quân đã dẫn đến sự thất bại chết người, tạo nên hậu quả xấu không lường hết được.

Sáu Danh tức Phạm Thanh Danh mặc dù có quá khứ là bộ đội Cộng Sản, nhưng khi vượt biển năm 1.979 tìm tự do, Sáu Danh đã muốn lập cuộc đời mới.

Cần nhớ rằng thời chiến tranh xâm lược Miền Nam trước 30/4/1.975, đảng cướp Hà Nội chủ trương bắt lính ngay cả các thiếu niên ở tuổi 13, 14. Vì vậy Phạm Thanh Danh vào bộ đội khi sống ở Cà Mau và bị chuyển lên vùng Đông Nam Bộ lúc còn tuổi thiếu niên mà thôi. Đa số những trẻ em ở nông thôn hẻo lánh tại Miền Nam thường là thiếu học vì sống ở vùng bị chiến tranh xâm lược tàn phá nên bị Cộng Sản Miền Bắc tuyên truyền dụ dỗ, rồi bị cưỡng ép vào bộ đội cầm súng. Trong tội ác này, có sự hăng hái tích cực đồng lõa của nhiều tên cán bộ sinh trưởng ở Miền Nam. Nếu không có những thành phần ngu dốt ở Miền Nam đồng ý tiếp tay với bọn Miền Bắc xâm lăng thì làm sao chúng có thể xây dựng lực lượng võ trang ngay trong lòng Miền Nam để khủng bố và phá hoại nền hòa bình của người dân Miền Nam.

Khi tham gia Mặt Trận tại Thái, Sáu Danh chưa phải là một tên nội tuyến đắc lực. Chỉ vào lúc trở về cố hương trong chuyến đổ bộ cùng Toán Minh Vương 2, Sáu Danh mới động lòng nhớ nhà. Khi về nhà cũ vào đêm khuya, Ba Má Sáu Danh không mở cửa khi nghe tiếng Sáu Danh gọi, vì hai ông bà giận thằng con bỏ đi nước ngoài 2 năm mà không tin tức gì.

Mặc cảm về quá khứ bộ đội Cộng Sản bị nghi ngờ khi sống trong Mặt Trận tại Thái, cộng với cá tính không can đảm, không chịu đựng được sự hy sinh gian khổ, đã khiến Sáu Danh tìm đường về đầu thú với độc tài Cộng Sản để khai báo tất cả và rồi tự nguyện làm còn chốt tốt cho Bộ Nội Vụ của thằng giặc già ngoan cố Phạm Hùng.

Chính từ tên phản bội Sáu Danh, Bộ Nội Vụ độc tài Cộng Sản đã làm một kế hoạch xây dựng mạng lưới nội tuyến để phá hoại các cuộc xâm nhập về sau của Mặt Trận.

Chiến hữu Nguyễn Văn Thanh quyết không đầu hàng và cố thủ cho đến lúc hy sinh. Ông trước khi lên đường đổ bộ đã có nhận các mật khẩu theo qui định liên lạc giữa ông và ban lãnh đạo Mặt Trận tại Thái, cũng như giữa ông trong tư thế đại diện ban lãnh đạo trong khi tiếp xúc với các tổ chức tranh đấu chống Cộng đang hoạt động ở trong nước.

Tuy Sáu Danh đã được Bộ Nội Vụ Cộng Sản phân công theo tàu đổ bộ để trở về Thái sau khi giặc đã tiêu diệt Toán Minh Vương 2, cũng như giặc dùng Sáu Danh để liên lạc với ban lãnh đạo Mặt Trận, thế nhưng sự im tiếng của chiến hữu Nguyễn Văn Thanh trong các cuộc báo cáo theo điện đài đã không làm cho ban lãnh đạo Mặt Trận nghi ngờ là đã mắc bẫy nội tuyến sao???

Ngay cả vào tháng 4 năm 1.982, qua sự sắp đặt của Sáu Danh và Bộ Nội Vụ giặc Cộng, ông Mai Văn Hạnh đã có mặt trong một chuyến đổ bộ với mục đích là vào tận mật cứ ở Cà Mau để xác định độ tin cậy của thành quả đạt được. Thế nhưng khi vào xong và khi về Thái báo cáo, ông Mai Văn Hạnh vẫn không nghi ngờ gì về sự im tiếng của chiến hữu Nguyễn Văn Thanh cùng các qui định về liên lạc giữa chiến hữu Nguyễn Văn Thanh và ban lãnh đạo, để mà từ đó phanh phui ra các mật cứ giả mà giặc lập ra để sập bẫy Mặt Trận.


Tên giặc già Phạm Hùng đã bàn thảo trong bộ tham mưu của chúng là dùng tên Sáu Danh làm đầu mối để giương bẫy sập ban lãnh đạo Mặt Trận. Thế nhưng phía ban lãnh đạo vẫn có thể không bị nội tuyến làm hại nếu tìm ra được manh mối. 

XV/ Lời Kết

Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam ra đời cách đây 43 năm, một thời gian gần nửa thế kỷ. Các hoạt động xâm nhập, đổ bộ được tiến hành cách đây 38 năm. Mặc dù không thành công nhưng việc làm đó rất đáng để lớp người Việt sinh sau học tập, nghiên cứu, và soi rọi lại cho các hoạt động tranh đấu hiện nay để tìm ra cách tranh đấu hữu hiệu hơn.

Tổ chức Mặt Trận đã không còn, và những người lãnh đạo, cùng các kháng chiến quân, phần nhiều cũng không còn. Chỉ một số ít anh em kháng chiến quân đang sống trong tuổi già ở Việt Nam hoặc có vài người may mắn đi ra nước ngoài sau thời gian tù giam.

Thế nhưng đối tượng mà Mặt Trận đổ dồn công sức đánh đổ vẫn tồn tại, đó là tập đoàn Đảng Cộng Sản bán nước, mù quáng với quyền lực, vì quyền lợi mang lại cho chúng quá lớn khi cai trị dân Việt bằng hệ thống độc tài toàn trị.

Tại sao một đảng cướp bất nhân lại vẫn ngang nhiên ngạo nghễ hoành hành táo tợn trên thân xác ốm yếu, nghèo đói xơ xác của dân tộc Việt chúng ta???

Chính những con người đẻ ra Đảng Cộng Sản Việt Nam là tên giặc già Hồ Chí Minh cùng bọn đồng lõa, cũng như các đặc điểm của vùng đất nơi lũ chúng nó sinh ra và trưởng thành đã ảnh hưởng rất nhiều đến bản chất bám quyền, khát máu, tham lam quyền lực, tham nhũng. Bản tính khát khao quyền lực của chúng đã được nuôi dưỡng, hỗ trợ rất nhiều bởi tư tưởng Cộng Sản độc tài chậm tiến.

Và đây chính là tai ương cho những cuộc tranh đấu, cho người Việt hiện nay.

Đó là bài học rất giá trị cho lớp người trẻ muốn vươn lên vị trí lãnh đạo quốc gia. Đó cũng là điều đáng suy tư cho những ai muốn đi tìm các thế hệ lãnh đạo tài năng – đạo đức cho quốc gia chúng ta bây giờ và trong tương lai.

Từ tình hình lịch sử, thực tế, trong xã hội Việt Nam hơn 80 năm qua, bài học về những người lãnh đạo quốc gia, được cá nhân tôi gói gọn trong câu văn sau đây:

TÂM TÍNH VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA PHƯƠNG CỦA MỘT CÁ NHÂN, MỘT TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ TÁC ĐỘNG MẠNH ĐẾN ĐƯỜNG LỐI LÃNH ĐẠO QUỐC GIA.

Tôi trình bày các phân tích sau để hỗ trợ cho kết luận được nêu bên trên.

Bản Chất Của Lịch Sử Biểu Hiện Tâm Tính Con Người

Thời đại chậm tiến của nền quân chủ tập quyền ở Trung Hoa và Việt Nam cách đây hơn 1.000 năm cũng đã thấy sự hiện diện của nó trong các chế độ độc tài Cộng Sản toàn trị hiện nay ở Trung Hoa và Việt Nam.

Đọc lịch sử Trung Hoa từ hơn 2.000 năm nay, đặc điểm nổi bật hiện lên trong giòng sử nước này là chiến tranh, nội chiến, xâm lược thôn tính nước nhỏ, tranh giành quyền lực để chiếm ngai vàng bất chấp mọi thủ đoạn tàn độc, tàn sát trong gia đình, tắm máu người thân ruột thịt để được thăng tiến trong xã hội.

Xã hội Trung Hoa trong hơn 2.000 năm qua được đánh giá là một quốc gia tầm cỡ bậc nhất thế giới về dân số, đất đai, và nền quân chủ tập trung lâu nhất, đồ sộ nhất.

Trung Hoa cũng đóng góp vào nền văn minh nhân loại khi phát minh ra nghề làm giấy, nghề in, la bàn, thuốc súng, được gọi là tứ đại phát minh, và biết tổ chức kỷ cương, thứ bậc, trật tự trong xã hội từ lúc còn rất sớm.

Tuy nhiên, tô đậm nhất của bản chất lịch sử Trung Hoa là binh đao và quyền lực.

Điều này cũng nói lên bản chất người Trung Hoa là năng động đến mức…đáng sợ.

Triều đại Đường (kéo dài từ năm 618 đến năm 907) do Lý Uyên sáng lập, được gọi là Hoàng Đế Đường Cao Tổ.

Lý Thế Dân là con thứ của Lý Uyên.

Lý Thế Dân đã không ngần ngại giết chết người anh và em ruột, cùng mười người con trai của họ, chỉ để tranh giành chiếc ngai vàng Trung Hoa. Lý Uyên thấy Lý Thế Dân đành tâm sát hại anh em ruột thịt, tất cả cũng là con của Lý Uyên, nhưng đành phải để Lý Thế Dân kế vị ngai vàng Trung Hoa thay cho ông.

Võ Tắc Thiên, một thê thiếp của Lý Thế Dân, trong cùng thời gian đó cũng đã tư thông với con trai của Lý Thế Dân. Khi Lý Thế Dân mất, con trai lên ngôi Hoàng Đế Đại Đường và phong Võ Tắc Thiên ngôi Hoàng Hậu. Võ Tắc Thiên đã cho người chặt tay chân của bà Hoàng Hậu trước rồi mang đi ngâm giấm để diệt mầm nội loạn về sau.

Võ Tắc Thiên cũng bình thản ra lịnh giết chị em ruột của bà để bảo vệ ngai vàng.

Không phải chỉ một triều đại nhà Đường, mà trong suốt giòng lịch sử Trung Hoa nổi lên các cuộc đâm chém tàn sát kinh hồn vì quyền lực, vì ngai vàng.

Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay cũng chịu ảnh hưởng từ bản chất quyết liệt tranh đoạt này. Chúng không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào để bảo vệ quyền lợi đảng, quyền lợi của lãnh đạo đảng. Đối với chúng, sự tồn vong của đảng, của lãnh đạo đảng là tối thượng, là trên hết, là duy nhất. Quyền lợi đó của đảng thực chất cũng là đô la, biệt phủ, lăng mộ, gái đẹp, cơm thịt, cuộc sống ăn trên ngồi trước. Chứ đâu có lý tưởng cao thượng, hay danh dự, nhân phẩm gì đâu.

Máu dân Việt, máu bọn đồng lõa của chúng, dù có đổ ra bao nhiêu, không cần thiết, không đáng để tâm, quan trọng bậc nhất là sự tồn tại quyền lực của đảng chúng, của phe phái chúng. Chúng ta nhìn lại cuộc tàn sát Tết Mậu Thân năm 1.968, và cuộc cải cách ruộng đất 1.956 trên đất Bắc thì rõ.

Thế nhưng bọn chúng, từ tên giặc già Hồ Chí Minh đến tên giặc già Nguyễn Phú Trọng có biết rõ rằng, khi không có đất nước Việt Nam, không có dân tộc Việt này, thì cái đảng cướp của chúng sẽ dựa vào đâu để tồn tại???

YẾU TỐ XÃ HỘI, ĐỊA PHƯƠNG, 
NƠI SINH TRƯỞNG  
ẢNH HƯỞNG ĐẾN 
BẢN TÍNH THAM NHŨNG, CHẬM TIẾN
 CỦA MỘT CÁ NHÂN, TỔ CHỨC,
CỘNG ĐỒNG, ĐẢNG PHÁI.

Mỗi một cộng đồng dân cư hay tâm tính, sinh hoạt cá nhân đều bị ảnh hưởng bởi khí hậu, đất đai, sông nước, môi trường văn hóa kinh tế xã hội, nơi vùng đất họ sinh ra và lớn lên.

Người sinh ra ở một vùng miền nghèo đói triền miên hàng trăm năm, thì khi có cơ hội làm giàu, họ sẽ không từ bỏ mọi phương tiện, và rồi sẽ bám chặt lâu dài bằng mọi giá.

Điều này cũng giải thích được yếu tố tâm lý hết sức bảo thủ, cực kỳ phản động, ngoan cố tột cùng chống lại sự thay đổi chính trị tiến đến dân chủ tự do, của những thành phần nằm trong Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay.

Trong một gia đình cùng dòng máu di truyền nhưng cá tính anh chị em trong nhà mỗi người khác nhau. Trong tập thể đông người, mỗi cá nhân vẫn để lộ cá tính riêng để tạo thành một tập thể đa dạng. Cộng Sản định diệt cá tính riêng để tạo thành một tập thể tính nhưng thất bại. Cá tính riêng của mỗi người tồn tại và phát triển tự nhiên trong xã hội.

Tâm tính một cá nhân có thể được hoàn thiện hay trở nên hư hỏng thêm tùy thuộc sự tự nhận thức và nỗ lực rèn luyện của cá nhân đó, kết hợp với sự giáo dục trong gia đình, nhà trường, xã hội, và pháp luật.

Rộng lớn hơn là cộng đồng dân cư, như cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn, cộng đồng người thiểu số ở biên giới Hoa - Việt…, hợp lại với nhiều cộng đồng dân cư khác để hình thành một quốc gia Việt Nam đa thành phần sắc tộc, và tất nhiên mỗi cộng đồng đều giữ những đặc điểm của họ, vì có nguồn gốc văn hóa, tập tục, nòi giống, lịch sử thành lập riêng biệt.

Cũng như cá nhân, một cộng đồng tiến bộ hay chậm tiến là do nỗ lực của các thành viên trong cộng đồng cùng những người có trách nhiệm xây dựng cộng đồng.

Do vậy phân tích yếu tố xã hội, địa phương, nơi chốn sinh trưởng của cá nhân, sự hình thành một cộng đồng dân cư là sự tự nhiên, khách quan của một tiến trình lý luận.

 Tình trạng nghèo đói ở một vùng miền trong phạm vi lãnh thổ quốc gia hay tình trạng nghèo khổ của một đất nước lệ thuộc vào những nguyên nhân chính như: sự khai thác đất đai quá lâu nên đất không còn màu mỡ, khí hậu khắc nghiệt, dân cư đông đúc khó sống khiến người ta hình thành nên cá tính quen chịu đựng - cần cù - bon chen - canh chừng - giành giựt – lừa  nhau trong cuộc sống, tình trạng kinh tế nông nghiệp thô sơ khiến năng suất thấp, một chế độ chính trị độc tài phản dân chủ nên rất chậm tiến, bị ngoại bang xâm chiếm quá lâu và nhiều lần.

Vì thế đối với một số người, khi đã thoát khỏi thân phận nghèo đói, thoát khỏi nơi sinh trưởng nghèo đói, lúc có cơ hội trong tay thì họ phải làm giàu bằng mọi cách.

Những kẻ cầm đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay, phần lớn sinh trưởng trên đất Bắc, đây là vùng đất nghèo nhất nước so với Miền Nam. Các yếu tố bảo thủ, chậm tiến của những cá nhân cầm đầu đảng cướp được hệ thống chính trị độc tài hỗ trợ rất mạnh khiến bọn chúng càng trở nên ngoan cố cực kỳ trong việc bám quyền.

Như có nói bên trên, một cá nhân, tập thể, tổ chức, có thể tự hoàn thiện hoặc được xã hội giúp đỡ hoàn thiện. Với những cá nhân lãnh đạo một tổ chức, một quốc gia, nếu được một cơ cấu chính trị dân chủ hỗ trợ bằng giáo dục và biện pháp chế tài thì họ sẽ đương nhiên giảm bớt tính xấu, thói độc tài, tham nhũng.

Các yếu tố xã hội tiến bộ như hệ thống chính trị đa đảng, tam quyền phân lập, giáo dục tư tưởng trọng pháp đi đôi với biện pháp chế tài, sẽ giúp đỡ giảm bớt và đi đến chỗ chấm dứt sự tiêu cực bị sinh ra trong giai tầng lãnh đạo kém cỏi.

Vì thế để giải quyết tình trạng yếu kém, bất tài, vô đạo đức của bộ máy lãnh đạo Cộng Sản thì không có con đường nào khác hơn là phải thiết lập một hệ thống chính trị mới, một hệ thống tư tưởng tự do, đó là nền tảng chính trị dân chủ, đa nguyên, đa đảng. Đây là bệ phóng vững chắc cho nước Việt chúng ta vươn lên sánh vai với đồng loại ngày nay. Chậm ngày nào thì thiệt hại cho quốc gia, dân tộc chúng ta ngày đó.

 Tin do ông Trịnh Xuân Thanh, cán bộ cao cấp của Đảng Cộng Sản Việt Nam công bố cho biết, nhà máy Formosa - Hà Tĩnh (của Tàu Đài Loan) đã hối lộ cho người đứng đầu đảng là Nguyễn Phú Trọng một cái tượng HCM bằng vàng 24k nặng tới hai tấn. Làm tượng lãnh tụ “đạo đứt” Hồ Chí Minh để tặng cho Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản thì quá hợp lý và dễ coi. Nhưng theo ông Trịnh Xuân Thanh, khi Trọng mang tượng về nhà ở Hà Nội thì vợ con hắn nhanh chóng mang họ Hồ ra nấu chảy liền để đúc thành từng khối vàng cho tiện cất giấu.

Lãnh tụ “đạo đứt” Hồ Chính Minh chỉ là cái hình nộm lường gạt dân Việt, ngay cả gia đình Tổng Bí Thư Đảng còn khinh rẻ họ Hồ bằng cách mang tượng Hồ ra nấu chảy, chứ đâu có để thành tượng mà thờ phụng. Không có tiếc thương, không có kính trọng, không có sùng bái gì cả. Thờ cúng tượng đâu bằng vàng khối cất trong nhà. “Đạo đứt” Cộng Sản nó đứt, nó tan nát ở chỗ đó. Giờ đây chỉ có tiền, tiền, tiền, đô la, và vàng cục.

Hai tấn vàng tương đương khoảng 66 triệu Mỹ Kim. Lý tưởng Cộng Sản, cuộc đời cách mạng, danh dự quốc gia, đại nạn ô nhiễm ở vùng biển miền Trung bị quăng vào thùng rác để lấy 66 triệu Mỹ Kim sống sướng hơn. Đây là cách hành xử của gia đình Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

 Khởi sự biên soạn vào giữa tháng 11/2.017 và hoàn tất tác phẩm vào cuối tháng 2/2.018.

Tác Giả Phạm Hoàng Tùng.


Trang Facebook của Phạm Hoàng Tùng

Trang Facebook Liên Minh Dân Việt Hành Động Vì Hiến Pháp Tự Do.

Google+


                                     -&-




















































































     





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét