Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Diễn Biến Cuộc Hành Hình Man Rợ Ở Katyn


CUỘC THẢM SÁT TẠI KATYN

PHẦN BA

Diễn Biến Cuộc Hành Hình Man Rợ Ở Katyn


Một trong những ngôi mộ tập thể
lớn nhất ở Katyn.
Ảnh nguồn: wiki.


Ra Tay Hành Quyết

       Những nạn nhân bị hành quyết tại Katyn bao gồm: 14 viên tướng (trong đó có 1 đô đốc ), 24 đại tá, 79 trung tá, 258 thiếu tá, 654 đại úy, 17 đại úy hải quân, 3.420 hạ sĩ quan, 7 sĩ quan tuyên úy, 3 chủ đất, 1 hoàng thân, 43 viên chức, 85 tư nhân, và 131 người tỵ nạn.

       Trong số nạn nhân còn có 20 giáo sư đại học, 300 y sĩ, vài trăm luật sư, kỹ sư, thầy giáo, hơn 100 nhà văn, nhà báo và 200 phi công.

       14 viên Tướng Ba Lan, gồm: Leon Billewicz (đã về hưu), Bronisław Bohatyrewicz (về hưu), Xawery Czernicki (Đô Đốc), Stanisław Haller (hưu), Aleksander Kowalewski (hưu), Henryk Minkiewicz (hưu), Kazimierz Orlik-Łukoski, Konstanty Plisowski (hưu), Rudolf Prich (bị giết ở Lviv), Franciszek Sikorski (hưu), Leonard Skierski (hưu), Piotr Skuratowicz, Mieczysław Smorawiński, và Alojzy Wir-Konas (đã được truy tặng).

       Hơn 99% số tù nhân còn lại đã bị giết chết sau đó. Những người ở Trại Kozelsk thì bị hành quyết tại khu vực thường dùng để hạ sát hàng loạt người, ở miền quê Smolensk gọi là rừng Katyn.

       Những người từ Trại Starobilsk bị hành quyết trong trại tù bí mật của NKVD ở Kharkiv, xác được chôn cất gần Piatykhatky.

       Các sĩ quan cảnh sát từ Trại Ostashkov bị hành quyết trong nhà giam bí mật của NKVD ở Kalinin và chôn cất ở Miednoje (Mednoye).

       Chỉ có 395 tù nhân được thoát chết trong lò sát sinh, trong số đó có Stanisław Swianiewicz Józef Czapski, họ được đưa tới Trại Yukhnov và rồi đến Trại Gryazovets.


Tấm hình ghi nhận hoạt động khai quật
các di hài quân nhân Ba Lan
 tại khu rừng Katyn năm 1943
  do Bộ Tuyên Truyền của
Quốc Xã Đức phân phối.
Ảnh nguồn: wiki.


       Các thông tin chi tiết về những vụ hành quyết trong nhà tù Kalinin của NKVD do Dmitrii S. Tokarev cung khai trước một phiên tòa. Dmitrii S. Tokarev nguyên là người đứng đầu Phân Bộ NKVD tại Kalinin.

       Theo Dmitrii S. Tokarev, việc xử bắn bắt đầu vào lúc chiều tối cho tới rạng đông hôm sau.

       Toán tù đầu tiên được chuyên chở tới vị trí xử bắn ngày 4/4/1940 gồm có 390 người và các đơn vị thi hành lịnh bắn có thời gian không nhiều để xử tử số lượng tù nhân quá đông.

       Các chuyến xe chuyển giao tử tội tiếp theo thì không đông hơn 250 người.

       Vũ khí khai hỏa vào nạn nhân thường là loại súng ngắn Walther của Đức chế tạo và do Trung Ương Moscow cung cấp cho các đơn vị an ninh Sô Viết mang nhiệm vụ xử tử.

       Việc hành quyết diễn ra theo một phương pháp rõ ràng: sau khi hồ sơ của cá nhân bị kết án được kiểm tra xong, người đó bị còng tay đưa vào phòng nhỏ như xà lim bị cách ly âm thanh bên ngoài.

       Âm thanh tiếng súng giết người cũng được ngụy trang che lấp bằng cách gây ra nhiều tiếng động n ào (như máy xe tải chạy…) vang lên suốt đêm. Khi bị dẫn vào xà lim, nạn nhân bị bắn ngay tức khắc vào phía sau đầu, xác chết được mang ra cửa sau và chất lên 5 hay 6 xe vận tải đang đậu chờ sẳn đó, người tử tội kế tiếp lại bị dẫn vào xà lim cách ly.

       Việc hành quyết diễn ra mỗi đêm, chỉ nghỉ vào ngày Lễ Lao Động tháng Năm. Ở gần Smolensk, người Ba Lan bị trói hai tay quặt ra phía sau rồi bị dẫn tới ngôi mộ tập thể và bị bắn vào cổ họng.

       Sau các cuộc hành quyết vẫn còn hơn 22.000 quân nhân Ba Lan bị giam trong các trại cưỡng bức lao động của NKVD.

       Theo một báo cáo của Beria vào ngày 2/11/1940, cơ quan do Beria cầm đầu vẫn còn giam giữ 2 viên tướng, 39 đại tá và trung tá, 222 thiếu tá và đại úy, 691 trung úy, 4.022 chuẩn úy và hạ sĩ quan, 13.321 binh nhì bị bắt trong suốt chiến dịch xâm lăng Ba Lan.

       Ngoài ra còn có 3.300 lính Ba Lan bị bắt trong khi Sô Viết thôn tính Lithuania, họ bị tù giam ở đây từ tháng 9/1939.


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ:

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Bối Cảnh Cuộc Thảm Sát Katyn


CUỘC THẢM SÁT TẠI KATYN

PHẦN HAI

Bối Cảnh Cuộc Thảm Sát Katyn

Khu rừng Katyn gần làng Katyn Gnezdovo,
cách Smolensk - Nga khoảng 19 km.
Ảnh nguồn: map google.
               

Tổng Quát Về Cuộc Thảm Sát Katyn

       Vụ Thảm Sát Katyn còn được biết với tên gọi Cuộc Thảm Sát Ở Khu Rừng Katyn, trong chữ Ba Lan là: zbrodnia katyńska (Tội Ác Katyn), đây là vụ hành quyết tập thể các công dân Ba Lan do lịnh của chính quyền Sô Viết và cơ quan an ninh NKVD trực tiếp chỉ đạo trong năm 1940, ước lượng có từ 15.000 tới 21.768 người Ba Lan bị hành quyết.

       Khoảng 8.000 nạn nhân là sĩ quan Ba Lan bị bắt làm tù binh trong suốt cuộc chiến tranh xâm lược Ba Lan năm 1939 do Liên Bang Sô Viết tiến hành, phần còn lại là công dân Ba Lan bị bắt với tội danh nhân viên tình báo, hiến binh, điệp viên, kẻ phá hoại, phú nông địa chủ, chủ nhà máy và viên chức.

       Từ khi Ba Lan thi hành lịnh động viên bắt buộc đối với người tốt nghiệp đại học để trở thành sĩ quan trừ bị trong quân đội đã tạo cho Liên Sô cơ hội bắt thêm nhiều trí thức Ba Lan cũng như các trí thức Do Thái, Ukraine, Georgia, Belarus có quốc tịch Ba Lan. 
 
       Năm 1943 quân đội Quốc Xã Đức khám phá các ngôi mộ tập thể tại rừng Katyn sau khi chiếm đóng khu vực này năm 1941 đã làm suy sụp nhanh chóng mối quan hệ ngoại giao giữa Liên Sô và chính quyền Ba Lan lưu vong ở London.

       Liên Sô tiếp tục phủ nhận trách nhiệm, mãi cho tới năm 1990 Liên Sô mới chịu thú nhận rằng cảnh sát mật NKVD đã nhúng tay vào tội ác và che giấu ngay sau đó.

       Chính quyền Cộng Hòa Liên Bang Nga (khi Cộng Sản Liên Sô đã sụp đổ) thừa nhận trách nhiệm của Liên Bang Sô Viết đối với tội ác Katyn mặc dù họ chưa định rõ tội ác đó là tội ác chiến tranh hay diệt chủng, điều này cần thiết cho việc truy tố tội phạm còn sống sót cũng như theo yêu cầu của chính quyền Ba Lan.

       Chính quyền Cộng Hòa Liên Bang Nga cũng chưa qui định những người chết thuộc thành phần nạn nhân của chính sách đàn áp của Chủ Nghĩa Stalin, điều này cũng ngăn cản cho việc phục hồi danh dự và truy tặng chính thức.


Sơ đồ khu vc Katyn.
Ảnh nguồn: Thảm sát Katyn.


Bối Cảnh Xảy Ra Vụ Thảm Sát

       Ngày 17/9/1939, Hồng Quân Cộng Sản Liên Sô từ phía Đông khởi đầu cuộc xâm lược lãnh thổ Ba Lan, hành động này diễn ra sau khi Ba Lan đã chịu đựng thất bại nghiêm trọng ở mặt trận phía Tây lúc Quốc Xã Đức tiến quân xâm lược Ba Lan ngày 1/9/1939.

      Liên Sô cho rằng hành động tiến đánh Ba Lan như vậy để bảo vệ tuyên bố của họ theo Hiệp Ước Molotov - Ribbentrop ký ngày 23/8/1939 tại Mosscow.

      Trên danh nghĩa đây là một Thỏa Ước Bất Tương Xâm giữa Đức Quốc Xã - Cộng Sản Liên Sô, với Ngoại Trưởng Vyacheslav Molotov thay mặt cho Sô Viết, và Ngoại Trưởng Joachim von Ribbentrop đại diện Đức Quốc Xã.

      Nhân đây cá nhân chúng tôi có đôi hàng về Hiệp Ước này. Vào năm 1939 cả Phát Xít Hitler và Cộng Sản Liên Sô đều không sẳn sàng gây chiến tranh với nhau. Liên Sô đã mất một ít lãnh thổ vào tay Ba Lan năm 1920.

      Mặc dù chính thức được đặt tên “Hiệp Ước Không Xâm Lược Lẫn Nhau”, Hiệp Định này bao gồm cả một Nghị Định Thư Bí Mật trong đó các quốc gia độc lập như Phần Lan, Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan và Romania bị phân chia trong cái gọi là “khu vực lợi ích” của Liên Sô và Đức.

      Nghị Định Thư Bí Mật tóm tắt một cách rõ ràng như sau: “Tái sắp đặt chính trị và lãnh thổ” trong những vùng thuộc các quốc gia độc lập nói trên.

      Sau này tất cả những nước như Phần Lan, Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan và Romania đều bị xâm lăng, chiếm đóng hay bị cưỡng bức phải nhường một phần lãnh thổ cho Đức hay Liên Sô hoặc cho cả hai.

      Cuộc tiến công nhanh chóng của Hồng Quân chỉ gặp sự kháng cự nhỏ, từ 250.000 tới 454.700 quân nhân Ba Lan bị Sô Viết bắt làm tù binh. 250.000 người được Hồng Quân thả sau thời gian ngắn, trong khi đó chừng 125.000 tù binh bị chuyển giao cho NKVD.

      Sau đó NKVD nhanh chóng phóng thích 42.000 người lính. Ước lượng có tới 170.000 quân nhân thuộc sắc tộc Ukraine, Belarus phục vụ trong quân đội Ba Lan cũng được phóng thích.

      43.000 quân nhân sinh ở Tây Ba Lan lúc bây giờ đang bị Đức chiếm đóng thì được Sô Viết chuyển giao cho Đức.
  
      Đến thời điểm 19/11/1939, NKVD có trong tay 40.000 tù binh Ba Lan, bao gồm: 8.500 sĩ quan, 6.500 sĩ quan cảnh sát, 25.000 binh sĩ.

Sơ đồ các trại giam tù binh Ba Lan
ở Tây Ukraine.
Ảnh nguồn: Thảm Sát Katyn.

      Trước ngày 19/9/1939, Ủy Viên Nhân Dân Nội Vụ - ủy viên đẳng cấp số một của bộ máy an ninh nhà nước Liên Sô – là Lavrenty Beria ra lịnh cho NKVD thành lập Ủy Ban Tù Binh Chiến Tranh để giải quyết vấn đề tù binh Ba Lan.

      Cơ quan an ninh mật NKVD thay thế Hồng Quân trong công tác tạm giam tù binh Ba Lan và xúc tiến tổ chức hệ thống trung tâm tiếp nhận, trại chuyển tiếp, đường rầy vận chuyển tù binh tới các trại tù binh chiến tranh ở phía Tây Liên Sô.  

      Những trại tù này nằm ở các vị trí Jukhnovo (ga xe lửa Babynino),Yuzhe (Talitsy), Kozelsk, Kozelshchyna, Oranki, Ostashkov (quần đảo Stolbnyi trên hồ Seliger gần Ostashkov), ga xe lửa Tyotkino (cách Putyvl 90 km), Starobielsk, Vologda (ga xe lửa Zaenikevo), Gryazovets.

      Trại Kozelsk Starobielsk thì được sử dụng chính yếu cho việc giam giữ sĩ quan quân đội, trong khi đó Trại Ostashkov được dùng để giam lính trinh sát, hiến binh, sĩ quan cảnh sát và viên chức nhà tù.

      Các trí thức Ba Lan cũng bị giam giữ tại các trại trên. Ước lượng sự phân phối số tù nhân trong các trại như sau: Kozelsk 5.000, Ostashkov 6.570, Starobelsk có 4.000, tổng số 15.570 nhân Ba Lan bị giam giữ.   
  
      Thời gian bị giam giữ từ tháng 10/1939 tới tháng 2/1940, tù nhân Ba Lan là đối tượng cho những cuộc thẩm vấn kéo dài và thường xuyên bị các nhân viên NKVD kích động chính trị.

      Tù nhân Ba Lan được khuyến khích rằng họ sẽ được thả ra. Nhưng các cuộc thẩm vấn chỉ là tiến trình phân loại coi ai sẽ được sống và ai sẽ phải chết.

      Theo các báo cáo của NKVD, những tù nhân này không thể được thuyết phục để lựa chọn thái độ ủng hộ Liên Sô, họ bị tuyên bố là “kẻ thù không nhân nhượng và ngoan cố” của chính quyền Sô Viết.

      Ngày 5/3/1940, để thực hiện đề nghị trước đây của Lavrenty Beria gửi cho Stalin, các thành viên Bộ Chính Trị gồm: Stalin, Vyacheslav Molotov, Lazar Kaganovich, Mikhail Kalinin, Kliment Voroshilov, Anastas Mikoyan, Beria đã ký lịnh hành quyết 25.700 “thành phần phản cách mạng và quốc gia Ba Lan” đang bị giam giữ tại các trại và nhà tù ở vùng đã chiếm đóng thuộc Tây Ukraine và Belarus.


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ:

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Cuộc Thảm Sát Tại Katyn


CUỘC THẢM SÁT TẠI KATYN

PHẦN MỘT

Liên Sô Hợp Tác Với Quốc Xã Đức

    
Heinrich Himmler (trái
người đứng đầu SS*,
 và Adolf Hitler.
Ảnh nguồn: wiki.


      Ngoài việc mạnh tay đàn áp người dân Liên sô và các dân tộc bị Cộng Sản Liên Sô thống trị, NKVD còn hợp tác với cơ quan mật vụ giết người tàn bạo khét tiếng thế giới của Đức Quốc Xã là Gestapo.

      Liên Bang Sô Viết đã chuyển giao hàng trăm đảng viên Cộng Sản Đức và Áo cho Gestapo giam cầm rồi thanh toán cũng như nhiều người ngoại quốc khác cùng với tài liệu kèm theo.

      Từ cuối năm 1939 tới đầu năm 1940 có 4 cuộc họp quan trọng giữa Cộng Sản Liên Sô và Gestapo (Gestapo chỉ là bộ phận quan trọng của cơ quan SS), mục đích của những cuộc họp này là tạo sự hợp tác hỗ tương giữa hai bên.

      Mặc dù có vài khác biệt nhưng cả Heinrich Himmler (Đức Quốc Xã) và Lavrentiy Beria (Liên Sô) đều có mục đích chung về số phận của quốc gia và dân tộc Ba Lan.

      Các hội nghị còn thảo luận kế hoạch điều phối hoạt động chiếm đóng Ba Lan và tiêu diệt Phong Trào Kháng Chiến Ba Lan đã làm cho kẻ chiếm đóng như Đức và Liên Sô phải bận tâm.

      Khi Quốc Xã Đức và Cộng Sản Liên Sô còn tương nhượng vì quyền lợi của thể chế họ thì hai bên tiếp tục hợp tác với nhau, Ba Lan là quốc gia nhỏ hơn nằm giữa hai gọng kềm lớn phải chịu đựng nhục mất nước và rồi lãnh thổ quốc gia bị xâu xé .

      Chỉ vài năm sau, khi Đức không còn thấy Liên Sô là đối tác cần hợp tác và phải nhân nhượng tạm thời, thì chiến tranh Đức – Sô đã bùng ra.

      Những nạn nhân Ba Lan trong VThảm Sát Katyn không phải Đức không biết nhưng khi quan hệ ngoại giao chưa suy sụp, Đức chưa khui ra, cho đến khi nhận thấy VThảm Sát Katyn là công cụ có lợi cho mặt tuyên truyền, Quốc Xã Đức đã “khám phá” ra bí mật thảm sát này và công bố trước thế giới.

      Những người Ba Lan có tinh thần dân tộc và yêu nước lại trở thành nạn nhân bị nghiền nát giữa các đụng chạm quyền lợi của các nước lớn trên thế giới.

      Hoa Kỳ và Đồng Minh Phương Tây không phải không biết hiểm họa Cộng Sản Liên Sô gây ra cho chính dân tộc họ và nhân loại, nhưng đứng trước đại họa Quốc Xã Đức thật cấp bách, họ chọn thái độ hợp tác tạm thời với Liên Sô trong Thế Chiến Hai, và vì thế vị Thủ Tướng Ba Lan lưu vong khi muốn làm rõ Cuộc Thảm Sát Katyn, cá nhân ông trở thành nạn nhân xấu số


Sự Chia Cắt Ba Lan Lần Thứ &
Hiệp Định Sô Viết – Đức Quốc Xã.
Ảnh nguồn: wiki.


      Trong 4 hội nghị giữa NKVD và Gestapo thì Hội Nghị Thứ Ba có tầm đặc biệt và quan trọng nhất. Hội Nghị 3 diễn ra tại Zakopane thuộc Miền Nam Ba Lan. Về phía Liên Sô có các viên chức NKVD, phía Gestapo có các chuyên gia tham dự cuộc họp.  

      Hội Nghị Zakopane khởi sự ngày 20/2/1940 trong biệt thự “Pan Tadeusz” nằm trên đường từ Zakopane tới Białka Tatrzańska.

      Phía Đức Quốc Xã, trưởng đoàn đại biểu là Adolf Eichmann.

      Phía Sô Viết có nhiều đại biểu, trong số đó có Rita Zimmerman (giám đốc mỏ vàng ở Kolyma, nơi có trại tù khét tiếng), nhân vật mang tên là Eichmans, người sáng tạo ra cách giết người hiệu quả hơn bằng cách bắn hay đập vào phía sau đầu nạn nhân.

      Một trong những tác động đáng nhớ từ Hội Nghị Zakopane là phía Đức cho thực hiện “Chiến Dịch Hành Động AB Ở Ba Lan”, và về phía Liên Sô tổ chức VThảm Sát Katyn (một số sử gia bao gồm cả Norman Davies cho rằng hai biến cố trên được hợp tác thực hiện).

      Cũng tại Hội Nghị Zakopane cả hai bên xâm lược đồng ý trong Nghị Định Thư sau cùng rằng dân tộc Ba Lan phải bị xóa sổ vào năm 1975 vừa bằng biện pháp thảm sát hàng loạt vừa bị trục xuất tới vùng xa xôi ở Siberia.


Zakopane nằm phía trên số 1 tô đỏ,
 vùng dưới Zakopane là lãnh thổ Slovakia.
Ảnh nguồn: wiki.

         Sử gia người Anh, Robert Conquest trong quyển sách của ông năm 1991 “Stalin: Breaker of Nations” (Stalin: Kẻ Đập Tan Nát Các Quốc Gia) đã viết: “Sự chịu đựng nỗi hoảng sợ tận cùng của nhiều triệu người Do Thái, Slavic và các dân tộc Châu Âu vô tội khác là hậu quả từ cuộc họp của những bộ óc ma quái, đây là cái nhục khó xóa được trong lịch sử và văn minh Tây Phương thường tự phụ về lòng nhân đạo.”
Adolf
 Eichmann
trong
 phiên tòa
 năm 1961.
Ảnh nguồn:
 wiki.

       Giáo Sư George Watson ở Đại Học Cambridge kết luận trong bài bình luận tháng 6/1981 của ông nhan đề “Sự Diễn Tập Cho Cuộc Thảm Sát”: số mệnh các sĩ quan Ba Lan bị giam cầm được quyết định tại Hội Nghị Zakopane.

       Trưởng đoàn đại biểu Quốc Xã Đức tại Hội Nghị ZakopaneAdolf Eichmann giữ cấp bậc tương đương Trung Tá trong Đạo Quân SS của Hitler, chịu trách nhiệm thi hành trục xuất hàng loạt người tại khu vực Đông Âu do Đức chiếm đóng.

       Sau chiến tranh, Eichmann trốn tránh ở Argentina nhưng bị tình báo Do Thái lung kiếm được và bắt giữ. Năm 1961 Eichmann bị mang ra tòa xét xử ở Jerusalem vì tội ác chống nhân loại, tội phạm chiến tranh, sau đó bị treo cổ. 

       *Heinrich Himmler người đứng đầu cơ quan SS của Quốc Xã Đức:

       Himmler hay Heinrich Luitpold Himmler (1900 - 23/5/1945), sinh trong một gia đình trung lưu Ðức, theo Thiên Chúa Giáo, đứng đầu lực lượng cảnh sát Ðức, và là Bộ Trưởng Nội Vụ. Là một trong vài nhân vật có nhiều quyền lực nhất của chế độ Quốc Xã Ðức ác độc.

       Trong vai trò Reichsführer-SS (chỉ huy tối cao của cơ quan SS), Himmler giám sát tất cả lực lượng an ninh, cảnh sát trong và ngoài lãnh thổ Ðức thuộc chế độ Quốc Xã Ðức bao gồm cả cơ quan Gestapo.

       Trong vai trò người điều hành hoạt động các Trại Tập Trung, Trại Diệt Chủng, và Einsatzgruppen (lực lượng đặc nhiệm, thường được sử dụng như các toán hành hình), Himmler điều phối việc sát hại 6 triệu người Do Thái, từ 200.000 đến 500.000 người Roma (giống người tóc đen, da đen, sống lang thang có liên hệ với người Hindi ở Bắc Ấn Ðộ), nhiều tù binh chiến tranh, từ 3 đến 4 triệu người Ba Lan, Cộng Sản, hay những nhóm dân khác mà Quốc Xã Đức cho rằng không đáng sống trên quả đất này.

       Khi sắp kết thúc chiến tranh, ông ta đưa ra lời đề nghị đầu hàng Ðồng Minh với điều kiện được miễn truy tố. Sau khi bị lực lượng Anh bắt giữ, Himmler uống thuốc độc tự tử.

       Himmler bị tạp chí Der Spiegel của Ðức đặt cho cái tên là “kẻ sát nhân đã giết nhiều người nhất của tất cả mọi thời đại”.


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ: